Previous Page  36 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 36 / 120 Next Page
Page Background

36

H

ành trình rộng dài qua những vùng đất

heo hút, hẻo lánh nhất đã để lại cho họ

nhiều trải nghiệm và kỉ niệm khắc cốt ghi

tâm. Qua lời chia sẻ của phóng viên

Phạm Kông Chí, người đồng hành xuyên suốt cùng

tác phẩm

Đi lên cùng cả nước

và rất nhiều phóng sự

khác, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được ngọn

lửa đam mê của những phóng viên mảng dân tộc

miền núi của kênh truyền hình VTV5.

Muôn nẻo băng rừng lội suối

Với đặc thù của một kênh truyền hình quốc gia

phục vụ bà con dân tộc thiểu số sống rải rác trên

khắp mọi miền Tổ quốc, những chuyến công tác dài

ngày tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… đã

trở thành một phần bắt buộc trong công việc của

chúng tôi. Từ địa đầu biên cương đến cực Nam Tổ

quốc, từ nơi sơn lam chướng khí đến Tây Nguyên đại

ngàn… đều in đậm dấu chân của những phóng viên

Truyền hình tiếng dân tộc Việt Nam.

Bất kể phóng viên nam hay nữ, những chuyến

công tác dài ngày của chúng tôi thường kéo dài từ ít

nhất một tuần đến cả tháng. Không thể kể xiết những

khó khăn, trở ngại của phóng viên mảng dân tộc

miền núi. Chèo đèo lội suối, bám làng bám bản, lăn

lộn với cơ sở đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Giao

thông đi lại cách trở, điều kiện tác nghiệp gặp rất

nhiều khó khăn. Nhớ mãi mùa lũ năm ngoái, trong

chuyến đi công tác Mường Tè (Lai Châu), mưa lớn

kéo dài nhiều ngày khiến đường sá sạt lở nghiêm

trọng. Trên đường đi, chúng tôi không dám nhìn ra

ngoài cửa xe, trong lòng chỉ cầu trời khấn phật đi tới

nơi, về tới chốn. Một bên là vách núi, một bên là

lòng sông, giữa là con đường bị sạt lở, chỉ cần sơ

sảy lệch tay lái một chút là có thể rơi ngay xuống

dòng sông Đà đang cuồn cuộn chảy. Chúng tôi đã

được cảnh báo rất nhiều rằng, Mường Tè mùa mưa

lũ, nếu gặp sạt lở thì không khác gì lâm vào chốn

“đường cùng”, đi vào cũng khó mà đi ra cũng không

xong. Anh bạn cán bộ cơ sở kể lại, từng có phóng

viên đi được nửa đường đã bật khóc, phải quay về vì

đường xóc không chịu nổi. Có lần, đến xã hẻo lánh

nhất của Bắc Yên (Sơn La), đường khúc khuỷu quanh

co, chẳng khác nào lên trời. Leo núi trọn ngày mới

đến điểm trường, nhìn xuống thị trấn như một chấm

đèn nhỏ leo lắt. Ai đã từng lên núi cao vào mùa

đông vùng cao mới hiểu được cái rét thấu da thấu

thịt đến nhường nào. Bởi vậy, những chuyến đi dài

ngày trong điều kiện khắc nghiệt đòi hỏi chúng tôi

phải có sức khỏe, sức bền và kinh nghiệm, mới có thể

hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nếu ai đó đến Tây Nguyên vào mùa mưa thì

chắc chỉ có thể dành cả ngày ngồi ngắm mưa vì

không thể mang máy quay dầm mình trong nước.

Có những chuyến đi, phóng viên phải bỏ xe ngoài

đường lớn, đi bộ băng rừng, lội suối cả ngày mới

đến điểm trường, chỉ để quay vài đúp hình. Máy

quay là vật bất li thân của phóng viên báo hình, bởi

vậy, dù oằn mình lội suối cũng phải bảo toàn

nguyên vẹn máy móc.

Năm ngoái, trong chuyến công tác vào Quảng

Nam, khi đến một lối rẽ, anh cán bộ địa phương

cũng không biết đường đi tiếp, quay ra nói với chúng

tôi: “Thôi, hướng nào có núi thì đi”. Một câu nói

đùa vu vơ nhưng đã phản ánh đúng tính

chất công việc của những phóng viên

VTV5. Đi riết rồi cũng thành quen,

để rồi, câu nói: “Cứ núi cao mà

tiến, rừng sâu mà đi” đã trở thành

câu cửa miệng của chúng tôi.

Cảm động

những tấm lòng

Còn nhớ năm 2013, tôi có bốn

chuyến thực hiện chương trình Tết về

văn hóa của đồng bào dân tộc Tây

Bắc. Chuyến đầu tiên vào dịp Tết của

người Hà Nhì ở Lai Châu, chúng tôi đến

quay ở Thu Lũm, xã hẻo lánh nhất của

Mường Tè, đường đi rất khó khăn. Sau 3 ngày luồn

rừng, lội suối, chúng tôi mới xuống đến bản. Mấy

ngày Tết, chúng tôi ăn ở tại nhà đồng bào, tham gia

hầu hết các hoạt động vui chơi của bà con: múa hát,

mổ lợn, uống rượu, làm bánh, thức đêm để đón

Giao thừa cùng người Hà Nhì... Theo tục lệ, khi tiếng

gà gáy đầu tiên trong đêm cất lên là thời điểm bước

sang năm mới. Đêm hôm đó, anh em chúng tôi phải

chờ mãi đến 4h sáng mới có tiếng gà gáy để quay

hình ảnh thời khắc giao thừa. Trong đêm khuya, giữa

cái giá buốt của rừng núi, ngồi canh nồi bánh, cảm

giác ấm cúng đến khó tả.

Chuyến đi thứ hai, chúng tôi có nhiệm vụ ghi lại

cảnh trải nghiệm Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở

Hà Giang. Sau một tiếng múa hát, các chàng trai

chân trần nhảy vào giữa đống lửa, bới than lên ăn.

Lúc quá say, họ không còn tỉnh táo nên kéo chúng

tôi vào nhảy cùng. Để ghi hình, chúng tôi phải nhập

vai một cách chân thực nhất và cách nhanh nhất là

ngồi vào ghế thầy cúng. Khi ấy, tôi run lắm. Các

đồng nghiệp của tôi sau đó kể lại rằng, họ rất lo vì

sợ tôi bị lôi vào đống lửa.

Một chuyến đi nữa mà tôi nhớ mãi là chuyến đi

trong năm 2013, ngay sau khi nhận được tin Đại

tướng Võ Nguyên Giáp mất. Các anh em tỏa đi

khắp nơi để thực hiện phóng sự về những hồi ức của

đồng bào dân tộc với Đại tướng. Lần đầu tiên, một

mình tôi ra sân bay lên thẳng Điện Biên mà không có

quay phim hay lái xe đi cùng, tự mình đi vào huyện,

vào xã, mày mò kết nối với nhân vật. Cuối cùng, tôi

cũng tìm được một cụ già đã gặp bác Giáp thời kì

chống Pháp. Cụ vẫn chưa biết tin buồn, khi tôi kể

chuyện, cụ òa khóc rất lâu, sau đó, tâm sự rằng:

“Đồng bào ở đây quý bác Giáp lắm” và chia sẻ rất

nhiều kỉ niệm đáng quý.

Năm 2015, khi thực hiện bộ phim tài liệu

Trên

đường chiến thắng

ghi nhận đóng góp của đồng bào

dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, giải

phóng miền Nam, hành trình tác

nghiệp của chúng tôi kéo dài từ

Thừa Thiên Huế vào tận Kiên

Giang. Trên đường đi, chúng tôi

may mắn được tiếp xúc với

nhiều nhân chứng sót lại của

cuộc chiến. Có lần, phỏng vấn

xong, có bác gần 90 tuổi, sức

đã yếu nhưng đã đi bộ quãng

đường dài hàng chục cây số để

tiễn đoàn ra tận đường lớn. Tiếp

xúc với họ, cảm nhận những tình

cảm rất đỗi chân thành khiến chúng tôi

càng hiểu thêm những mất mát hi

sinh của thế hệ cha anh đi trước.

Trái tim soi sáng

tấm chân tình

Lòng yêu nghề, sức khỏe hay sức bền là điều kiện

cần thiết với phóng viên mảng dân tộc miền núi, song

nếu ai đó hỏi, điều gì là quan trọng nhất với chúng

tôi thì tôi sẽ nói rằng, đó chính là tấm chân tình. Nếu

không có tấm chân tình thì sẽ khó có nghị lực để

vượt qua những khó khăn, trở ngại và vô vàn điều

kiện khắc nghiệt.

Với phóng viên của VTV5, đây là một công việc

bình dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Đặt chân lên

nhiều vùng đất hẻo lánh từ Bắc đến Nam nhiều năm

qua, tôi mừng vì nhiều đồng bào thiểu số giờ đây đã

có đài, có ti vi, cuộc sống ngày càng khấm khá...

Đất nước đang thu hẹp dần khoảng cách miền

núi và miền xuôi nên với trách nhiệm của những người

làm báo, chúng tôi luôn trăn trở tìm tòi nhiều đề tài

hơn nữa, nhất là với những vấn đề mà đồng bào

đang đối mặt để những người làm chính sách thêm

hiểu hơn, đồng thời có thể truyền tải những chính sách

của Đảng và Nhà nước để ngày càng nâng cao nhận

thức của đồng bào. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực hết

mình để ngày càng nhiều chương trình đa chiều, phản

ánh toàn diện đời sống của đồng bào, qua đó góp

chút sức lực bé nhỏ cho sự phát triển, đi lên của các

vùng dân tộc thiểu số.

Những nẻo đường

của tấm chân tình

An khê

Cuối tháng 11 vừa qua, vượt qua hơn

1.300 tác phẩm báo chí dự thi, Ban

Truyền hình tiếng dân tộc - Đài THVN

đã vinh dự giành giải A giải báo chí “Vì

sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”

lần thứ 12/2016 cho tác phẩm phim tài

liệu

Đi lên cùng cả nước.

Giải thưởng

không chỉ có ý nghĩa góp tiếng nói

trongviệctuyêntruyền, pháthuysức

mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc trong

giai đoạn cách mạng mới mà còn là

nguồn cổ vũ sức mạnh tinh thần cho

những người làm báo kênh truyền

hình VTV5.

VTV5 nhận giải A giải báo chí

Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc

Tác nghiệp tại vùng miền núi Quảng Trị

PV Phạm Kông Chí

Xuân Đinh Dậu 2017