Previous Page  39 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 39 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Đinh Dậu 2017

39

Nhà báo Lê Trường Giang, Trưởng phòng

Thời sự, Đài PT - TH Lào Cai:

Góp phần bớt đi vùng đất dữ

Phóng sự

Đất dữ tại người

phản ánh những khó

khăn, bất cập, chậm trễ, thậm chí là thiếu trách

nhiệm của chính quyền cơ sở và các ngành chức

năng trong việc bố trí tái định cư cho người dân ở các

khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai và có nguy cơ

thiên tai cao ở địa bàn vùng cao Lào Cai. Toàn tỉnh

Lào Cai hiện có trên 500 điểm đen thiên tai, năm nào

cũng có người thiệt mạng, số hộ dân cần di chuyển là

trên 5.000 hộ. Đây là vấn đề nóng nên đã chọn

được đề tài hay nhưng để có được phóng sự tốt, ekip

thực hiện đã mất rất nhiều thời gian và công sức để

điều tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều

người. Thời gian thực hiện phóng sự này chỉ khoảng

20 ngày nhưng sự tích lũy, lao động thì đã có từ

rất lâu.

Bối cảnh chính của phóng sự là thôn Sùng

Hoảng, xã Phìn Ngan huyện Bát Xát, với hình

ảnh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất lặp đi, lặp lại

trong suốt hơn 10 năm qua, mang đến nỗi đau

tận cùng, khiến hàng chục người chết, cảnh

tượng tan hoang. Thậm chí có cả một thôn bản

trở thành dòng suối đá. Việc tác nghiệp của

phóng viên tại đây gặp không ít khó

khăn, nguy hiểm. Với những người

làm báo hình ở Lào Cai, khi đối diện

với những tình huống đó, phóng viên

cũng chỉ cố gắng tìm cách tốt nhất

tiếp cận an toàn để thực hiện tác

phẩm của mình.

Ekip đã cùng các cơ quan chức

năng phân tích, lí giải về nguyên nhân và đưa ra

được giải pháp tối ưu cho câu chuyện tái định cư ở

Lào Cai...

Đạo diễn, NSƯT Trọng Trinh:

Áp lực không nhỏ nếu làm

Zippo, mù tạt và em

phần 2

Lấy câu chuyện tình bạn, tình yêu và sự lựa chọn

cuộc sống, công việc của những bạn trẻ, tam giác

tình yêu: Huy, Lam, Sơn, bộ phim

Zippo, mù tạt và em

đã có được sức hút hiếm có trên màn ảnh nhỏ. Ngoài

chi tiết khá lạ khi sử dụng tới hai dàn diễn viên cho

tuyến nhân vật chính, bộ phim còn khiến khán giả

không thể rời mắt khỏi màn hình với những diễn viên

bất ngờ, hấp dẫn trong từng tập phim. Bên cạnh sự

đầu tư về mặt hình ảnh, bộ phim còn tạo ra những

làn sóng tranh luận dữ dội về sự phát triển kịch bản,

câu chuyện.

Trong suốt bốn tháng phát sóng,

Zippo, mù tạt và

em

đã đạt số lượng khán giả theo dõi rất cao, trung

bình rating đạt 10 chấm, có tập đạt đến con số 13,

cao hơn một số game show phát sóng trên VTV3.

Diễn viên Mạnh Cường, thành viên Ban giám khảo

LHTHTQ lần thứ 36 nhận xét về giải Vàng duy nhất ở

thể loại phim truyện truyền hình: “Đây là một hướng

đi và cách làm mới cho phim truyền hình Việt Nam.

Đối tượng khán giả không chỉ là giới trẻ mà còn là

người lớn tuổi, họ tiếp nhận làn gió mới này một cách

hồn nhiên, nhiệt tình”.

Zippo, mu tat va em

 khai thac đê tai đa cu nhưng

cach thê hiên va câu chuyên thi mơi me. Bên cạnh đó,

bộ phim khai thac triêt đê cac mang màu trong cuôc

sông đương đại, môi quan hê gia đinh, tinh yêu sinh

viên, long ich kỉ, sư đô kị… khiến khán giả đêu tìm

thây chính minh trong tưng thươc phim.

Là bộ phim hot nhất màn ảnh nhỏ năm 2016, sau

giải thưởng

VTV Award

và giải Vàng tại LHTHTQ lần

thứ 36, ekip thực hiện vẫn đang nghe ngóng ý kiến

của khán giả để lên ý tưởng kịch bản cho phần 2.

Thành công của

Zippo, mù tạt và em

phần 1 sẽ phần

nào gây áp lực nhưng điều đó cũng là hạnh phúc

của những người làm nghề trên con đường chinh

phục tình yêu của khán giả màn ảnh nhỏ.

Không thể mà có thể:

Phim tài liệu “Vàng” đầu tiên của

Đài PT - TH Bà Rịa - Vũng Tàu

Không thể mà có thể

đề cập đến sự kì công của

những người tù chính trị Côn Đảo để làm ra những tờ

báo trong tù. Chính những tờ báo này là điểm sáng

kết nối các tù nhân, tạo cho họ niềm tin vào cách

mạng, vào giải phóng miền Nam. Là tác giả của bộ

phim tài liệu “Vàng” này, nhà báo Nguyễn Quỳnh

Lê, Trưởng phòng Thời sự - Đài PT - TH Bà Rịa Vũng

Tàu cho biết, Bộ phim bắt nguồn từ sự gợi ý của Bộ

chỉ huy quân sự tỉnh muốn làm phim về lực lượng vũ

trang. Nhân Lễ giỗ tù nhân Côn Đảo vào ngày 27/7,

nhà báo Quỳnh Lê may mắn được diện kiến và nghe

rất nhiều câu chuyện của những tù nhân Côn Đảo

năm xưa. Sau cuộc gặp gỡ xúc động ấy, chị viết kịch

bản ngay trong đêm. Sau khi xong đề cương, chị

nhanh chóng bàn với ekip tiến hành làm bộ phim

trong một tháng. Nhớ lại thời gian ghi hình, nhà báo

Quỳnh Lê và ekip đã phải vào bảo tàng, kiên nhẫn

quay hết tất cả tờ báo để tìm ra chi tiết theo lời kể

của các nhân chứng. Hầu hết các quyển báo

đã ố vàng theo thời gian, nếu tác nghiệp

không cẩn thận sẽ rách nát nên phải khó

khăn lắm, chị mới thuyết phục được những

người làm bảo tàng đưa tư liệu gốc ra khỏi

tủ kính để quay. Có quyển báo chữ viết vốn

nhỏ lại bị nhòe nét, phai màu rất khó đọc,

chị phải tìm mọi cách phóng to rồi vừa đọc,

vừa đoán... Chị còn may mắn gặp được một

đồng nghiệp cũng là bậc thầy, từng đạo

diễn một bộ phim về Côn Đảo và xin được

nhiều tư liệu để bù đắp cho những hình ảnh

thiếu hụt trong bộ phim tài liệu của mình.

Không sử dụng các thủ pháp nghệ thuật

cầu kì, nhà báo Quỳnh Lê đã kết nối đường

dây câu chuyện bằng chính các bài báo gốc

của những tù nhân năm nào.

Trong

Không thể mà có thể

, có

những chi tiết tuy nhỏ nhưng

ekip luôn cẩn trọng xử lí tỉ mỉ.

Như chi tiết làm tiếng động cho

đoạn phim một nhân chứng của

tù Côn Đảo tái hiện lại cảnh đốt

lửa nấu bột thuốc nhuộm hòa

với chất glycerin để tạo ra mực

viết báo trong tù, do tư liệu mất

hết tiếng động, các thành viên

trong ekip kiên trì tìm ra tiếng lửa

đốt lách tách ở các tư liệu tiếng

động để lồng vào phim. Hay hình ảnh ngọn lửa cháy

ở đoạn kết cũng được ekip cân nhắc khá nhiều bởi

ngọn lửa ấy mang ý nghĩa tượng trưng, góp phần

cho ngọn lửa đấu tranh của phong trào giải phóng

hoàn toàn miền Nam vào năm 1975.

Đã có kinh nghiệm “chinh chiến” qua các kì liên

hoan và giành được một số giải thưởng, nhà báo

Quỳnh Lê được vinh dự mời làm giám khảo thể loại

phóng sự tại LHTHTQ năm 2012. Theo chị, làm phim

tài liệu không nên theo một khuôn mẫu. Mỗi câu

chuyện có một cách kể riêng, làm sao để câu chuyện

chạm đến trái tim người nghe, người xem. Với

Không

thể mà có thể,

câu chuyện của những nhân chứng lịch

sử đã khiến chị ngập tràn cảm xúc và chị cũng đặt

cho mình một mục tiêu: chuyển tải trọn vẹn cảm xúc

ấy đến trái tim những người khác. Giải Vàng mà chị

cùng ekip nhận được tại Liên hoan truyền hình toàn

quốc 2016 có ý nghĩa vô cùng lớn. Nó không chỉ là

niềm tự hào của riêng những người làm phim mà còn

là niềm tự hào của Đài PT - TH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,

là niềm tự hào về nghề báo lẫn trách nhiệm phải

xứng đáng với nghiệp báo, như tâm nguyện nhắn gửi

của những người làm báo chốn ngục tù năm xưa.

toàn quốc lần thứ 36

Những

GIẢI VÀNG

Thục Miên - Hoa Lê

Giải Vàng, giải thưởng cao nhấttại LHTHTQ không chỉ là sựvinh danh dành

cho những tác phẩm xuất sắc mà còn là sự động viên lớn với những người

thực hiện. Đại diện một số nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải Vàng trong kì

Liên hoan lần này đã chia sẻ với TCTH chuyện phía sau những thước phim

thành công của mình.

Nhà báo Lê Trường Giang, Trưởng phòng

Thời sự, Đài PT - TH Lào Cai

Ghi hình phóng sự

Đất dữ tại người

Phó TGĐ Đài THVN Phạm Việt Tiến (bìa phải) trao giải Vàng

cho ekip sản xuất phim truyền hình

Zippo, mu tat va em

Nhà báo Quỳnh Lê, Trưởng phòng Thời sự -

Đài PT - TH Bà Rịa - Vũng Tàu trong

quá trình tác nghiệp

t

qu lầ t ứ 36