35
Trong những năm gần đây, Trung tâm đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (VTVTC) luôn
vượt mức kế hoạch được giao. Xin ông cho biết kết
quả thực hiện công tác đào tạo năm 2016 của
Trung tâm?
Năm 2016 tiếp tục ghi nhận là một năm VTVTC
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Về công tác
tổ chức cán bộ, Trung tâm đã triển khai thực hiện công
tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2021, bố trí,
sắp xếp phân công công tác cho công chức, viên chức
và người lao động một cách hợp lí. Đối với
công tác đào tạo, đây là nhiệm vụ
chính, Trung tâm được lãnh đạo
Đài THVN giao khảo sát nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức và người lao
động của các đơn vị trong
Đài, triển khai điều chỉnh nội
dung chương trình đào tạo,
bồi dưỡng, phù hợp với nhu
cầu thực tế, bám sát mục tiêu
đào tạo, đó là xây dựng đội
ngũ những người làm truyền hình
chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, nhạy bén về chính trị
góp phần nâng cao chất lượng
các chương trình trên sóng Đài THVN.
Trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức thực hiện và
phối hợp thực hiện 88 khóa đào tạo, vượt 18 khóa,
đạt 126,71% kế hoạch, với khoảng gần 2.000 lượt
học viên tham dự (trong đó có 83 khóa do Trung tâm
tổ chức, 3 khóa phối hợp với Công ty Tekeast, 2 khóa
phối hợp với Đài PT - TH Quảng Bình và Đài PT - TH
Nghệ An). Bên cạnh đó, Trung tâm vẫn tiếp tục triển
khai đề tài khoa học: “
Thiết kế phần mềm kiểm tra
nhanh các thông số kĩ thuật của file phát sóng”
và
hoàn thành đề tài;
“Xây dựng chương trình đào tạo
người dẫn chương trình chuyên nghiệp trên truyền
hình”
(được Hội đồng khoa học - Đài THVN đánh giá
xếp loại khá).
Chất lượng đào tạo là vấn đề luôn được
Đài THVN quan tâm hàng đầu. Năm 2016, Trung
tâm đã áp dụng những biện pháp nào nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng các khóa học,
thưa ông?
Để đảm bảo chất lượng các khóa đào tạo, Trung
tâm vẫn duy trì và mời được đội ngũ giảng viên giỏi là
những chuyên gia uy tín trong ngành truyền hình, giàu
kinh nghiệm thực tế và có kiến thức về sư phạm. Một
số khóa điển hình đạt hiệu quả cao đó là: chuỗi các
khóa Tư vấn Format chương trình cho VTV6, VTV7,
VTV8; Khóa đào tạo chuyên sâu cho dự án nâng cao
năng lực VTV4; Tư vấn vận hành tòa soạn hội tụ;
Chuỗi khóa đào tạo cho VTV24 (xây dựng khung
chương trình; kĩ năng viết lời và dẫn chương trình; Sản
xuất phóng sự nâng cao; Sản xuất chương trình tiêu
điểm; Dẫn bản tin thời sự…); Khảo sát và tư vấn lập kế
hoạch sản xuất nội dung số; Thiết kế sân khấu truyền
hình; Sản xuất các chương trình 4K… Ngoài ra, Trung
tâm tiếp tục ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề
tài khoa học năm 2012 là: “Khảo sát và xây dựng mô
hình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Đài
THVN đến năm 2016” vào công tác đào tạo.
Đứng trước sự vận động và phát triển
của truyền thông quốc tế, Trung tâm đã
thực hiện những thay đổi gì để công
tác đào tạo nghiệp vụ truyền hình
bắt kịp với xu thế
hiện đại?
Trung tâm đã chủ động duy trì
và mở rộng quan hệ với nhiều tổ
chức và đài truyền hình quốc tế như:
Đại sứ quán Pháp, CFI (Pháp), CIFAP
(Pháp), Quỹ Thomson Reuters (Anh),
Học viện Đài truyền hình DW (Đức),
Canada, CNN (Mỹ), Đài KBS (Hàn Quốc),
AI”BD, ABU… trong lĩnh vực đào tạo,
tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này
về giảng viên. Ngoài ra, năm 2016,
trang Web của Trung tâm với chức năng giới thiệu và
quảng bá thương hiệu và là nơi trao đổi, cung cấp các
thông tin về nghiệp vụ báo chí truyền hình tiếp tục
được duy trì và nâng cấp. Trang web đã thực sự phát
huy tác dụng, trở thành bạn đồng hành cùng những
người làm truyền hình, với số lượng truy cập mỗi ngày
lên đến hàng ngàn lượt.
Bên cạnh những thành tích đạt được, Trung
tâm có những khó khăn và hạn chế nào còn
tồn tại?
Một trong những thiếu sót và khó khăn của Trung
tâm hiện nay phải kể đến việc thiếu khung chương
trình, bộ giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công
tác đào tạo… Bên cạnh đó, vẫn có một số phòng ban
tại Trung tâm còn thiếu nhân lực; cơ sở vật chất của
Trung tâm thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của
công tác đào tạo…
Ông có thể chia sẻ kế hoạch và phương
hướng công tác của Trung tâm trong năm 2017?
Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ quan
trọng nhất là giữ vững chất lượng của một đơn vị chịu
trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình
cho Đài THVN. Một số mục tiêu sẽ được Trung tâm
thực hiện trong năm tới như: dự kiến tổ chức triển
khai 60 khóa học, trong đó tập trung đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ sản xuất nội dung số cho Đài
THVN; Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các tổ chức
trong nước và quốc tế nhằm kêu gọi sự hỗ trợ kinh
phí cho các khóa học và tạo nguồn giảng viên; tiếp
tục triển khai dự án xây dựng Trung tâm đào tạo của
Đài THVN tại TP. Vũng Tàu…
Xin cảm ơn ông!
Trong năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
truyền hình (VTVTC) tiếp tục được nâng cao chất lượng và đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Ghi nhận về
đánh giá của một số lãnh đạo ban và đơn vị thuộc Đài THVN:
Ông Lê Quang Minh - Phó trưởng Ban Thời sự - VTV1
Công tác đào tạo đối với Ban Thời sự trong thời gian qua đã có một sự thay đổi rất tích cực. Với sự xuất
hiện một số nội dung mới liên quan đến sản xuất số đã giúp đội ngũ phóng viên, biên tập Thời sự nâng
cao cách tiếp cận với nghiệp vụ. Qua khóa đào tạo với chuyên gia CNN gần đây, các nhân viên quản
trị Fanpage của Ban đã có sự cập nhật kịp thời liên quan tới những từ khóa, định hướng phát triển lâu
dài, nhờ vậy, lượng tương tác và người xem tăng nhanh chóng.
Bà Nguyễn Phương Liên - Phó trưởng Ban Truyền hình đối ngoại VTV4
Trong năm qua, tôi đánh giá rất cao các khóa học do VTVTC dành cho kênh truyền hình Đối ngoại
VTV4, điển hình là khóa làm phim tài liệu. Thông qua việc được trực tiếp làm việc với giảng viên là người
giàu kinh nghiệm trong việc sản xuất phim tài liệu phát trên các kênh quốc tế như: Discovery Channel hay
BBC, chúng tôi đã có thể thiết kế ra một chương trình rất sát với yêu cầu thực tế của đơn vị.
Ông Nguyễn Đức Hòa - Phó trưởng Ban Thanh thiếu niên VTV6
Thông qua các khóa học của VTVTC, chúng tôi trau dồi, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các
chuyên gia từ các đài truyền hình quốc tế. Mỗi người có một kinh nghiệm riêng trong xử lí các tình huống,
trong cách viết kịch bản, đạo diễn chương trình. Qua đó, chúng tôi ngày càng được nâng cao nghiệp vụ
và tiến gần hơn với sự phát triển chung của truyền hình trên thế giới.
Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức chung của ngành truyền
hình, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình - Đài
THVN đã có một năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bên thềm năm
mới, ông Nguyễn Việt Phương - Giám đốc Trung tâm đã chia sẻ
những mục tiêu và kế hoạch công tác trong năm 2017.
thay đổi để bắt kịp xu thế
Kim Ngân
(Thực hiện)
Ông Nguyễn Việt Phương - Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình
Ông Nguyễn Việt Phương
Lớp Đạo diễn hình (chuyên gia CFI)
Lớp Âm thanh lập thể (chuyên gia KBS Hàn Quốc)
Lớp Các ứng dụng của Web cho VTV24
Xuân Đinh Dậu 2017