Previous Page  31 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 31 / 120 Next Page
Page Background

31

Chiến dịch đeo bám thông tin

dài hơi nhất

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một trong những

cuộc bầu cử kéo dài nhất trên thế giới. Người ta ước

tính, từ lúc tuyên bố ra tranh cử của các ứng cử viên

tới ngày bầu cử (thứ Ba đầu tiên của tháng 11) là

597 ngày (tức là hơn 1 năm rưỡi). Tính ra, thời gian

ấy người ta có thể có đủ thời gian cho 4 cuộc bầu

cử tổng thống của Mexico, 7 cuộc của Canada, 14

cuộc bầu cử của Anh, và 41 cuộc bầu cử ở Pháp…

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ cũng là một

trong những chiến dịch được quan tâm nhiều nhất.

Vì thế, sức ép lên các nhóm phóng viên VTV tại Mỹ

trong việc đưa tin bài thường xuyên là rất lớn.

Phóng viên Lê Tuyển - thường trú tại New York chia

sẻ: “Để ngồi tính đếm từng tin bài cụ thể thì rất khó,

nhưng có thể hình dung, từ lúc chiến dịch bắt đầu

tới khi kết thúc bầu cử, mỗi tuần chúng tôi có trung

bình ít nhất 2 tin bài về bầu cử…”. Còn phóng viên

Lê Minh - thường trú VTV tại California khẳng định:

“Đây đúng là một đề tài dài hơi nhất mà mỗi phóng

viên thường trú tại Mỹ như chúng tôi phải theo đuổi.

Tuy nhiên, dồn dập và tập trung nhất là vào

khoảng từ cuối tháng 8/2016, khi các Đảng tiến

hành đại hội để bầu ứng cử viên duy nhất của

Đảng mình ra tranh cử, tiếp đó là các cuộc tranh

luận trực tiếp trên truyền hình và cuối cùng là thời

điểm trước, trong và sau ngày bầu cử chính thức.

Chính vì thế, nếu để ngồi đếm xem đã có bao nhiêu

tin bài cho cả một quá trình đó thì thật là không thể

nhớ nổi”.

Cuộc tranh luận gay gắt…

Cuộc tranh luận đầu tiên của hai ứng viên Hilary

Clinton và Donald Trump diễn ra ở thành phố New

York kéo dài suốt 2h đồng hồ và về rất nhiều chủ

đề khác nhau. Ekip phóng viên Trần Hà, Lê Tuyển

buộc phải đứng trước lựa chọn là làm thế nào để

truyền tải những nội dung cơ bản của cuộc tranh

luận này một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu

nhất. Trần Hà đã có ý tưởng là hai người sẽ vào vai

mỗi ứng cử viên. Điểm đặc biệt ở chỗ, chữ cái bắt

đầu tên của họ lại trùng với các ứng cử viên. Trần

Hà (vai bà Hilary), Lê Tuyển (vai ông Trump). Để lôi

cuốn khán giả, thứ nhất họ cần có ngoại hình na ná

giống nhân vật thủ vai. Thứ 2, làm cho chương trình

thời sự, họ không thể “diễn” như một vở kịch. Yêu

cầu thứ nhất đã được giải quyết nhanh chóng. Đó

là dịp gần Halloween. Hai phóng viên đã dễ dàng

tìm được tóc giả, mặt nạ của 2 ứng viên ở các cửa

hàng bán đồ hoá trang Halloween. Nhưng về nội

dung, sau nhiều bàn thảo, cuối cùng họ quyết định

chọn cách là người ủng hộ quan điểm của mỗi ứng

cử viên, thay vì là đóng vai họ. Và, khán giả trong

nước đã rất thú vị với hình ảnh bản sao của hai

ứng viên Hilary Clinton và Donald Trump đứng

tranh luận gay gắt bên chiếc bàn tròn… Sự tương

tác khá ăn ý của Trần Hà và Lê Tuyển cùng tín

hiệu truyền trực tiếp đảm bảo hình ảnh sắc nét đã

nhận được sự phản hồi tốt của khán giả về cách

đưa tin sáng tạo.

Đêm trắng ở Las Vegas

Việc đưa tin về buổi tranh luận trực tiếp cuối

cùng của hai ứng viên Hilary Clinton và Donald

Trump diễn ra tại thành phố Las Vegas, bang

California là một ngày làm việc dài nhất, căng

thẳng nhất, song lại hứng thú nhất của phóng viên

Lê Minh và quay phim Trọng Đức trong quá trình

theo đuổi cuộc bầu cử này. “Hai anh em chúng tôi

lái xe hơn 5 tiếng đồng hồ đến địa điểm diễn ra

buổi tranh luận vào khoảng 4h chiều ngày hôm

trước. Nhưng do trời tối sớm nên chúng tôi chỉ kịp

ăn nhẹ rồi ngay lập tức ra hiện trường để ghi hình,

thu thập thông tin, phỏng vấn để kịp làm phóng sự

tổng hợp trước thềm sự kiện cho bản tin 19h. Xong

phóng sự cho bản tin 19h là khoảng 3h sáng (giờ

địa phương), chúng tôi lại phải tập hợp thông tin

chuẩn bị nội dung cho một cuộc điện thoại trực tiếp

cho bản tin 23h, kết thúc lúc khoảng 8h30 sáng

ngày hôm sau (giờ địa phương). Tranh thủ đi ăn

một bữa kết hợp cả sáng lẫn trưa thật no, chúng

tôi trở lại hiện trường làm phóng sự về công tác

chuẩn bị cho cuộc tranh luận phát sóng trong bản

tin

Chào buổi sáng

” - phóng viên Lê Minh chia sẻ.

Khó khăn nhất khi ghi hình ở vòng ngoài là có hai

tầng container làm hàng rào cao che chắn bao

quanh, do đó, để đứng dẫn hiện trường có được

bối cảnh nơi diễn ra sự kiện ở phía sau, ekip đã

phải trèo cả lên nóc ô tô để ghi hình. Vừa làm vừa

lo cảnh sát đến hỏi. May là mọi việc suôn sẻ. Một

đồng nghiệp hãng CNN làm cạnh đó thấy hai

người bạn Việt Nam sáng tạo nên đã nhanh tay

chụp một kiểu ảnh gửi tặng. Họ gần như thức

trắng hai ngày đêm, làm việc cật lực với tổng cộng

khoảng 10 tin bài, phóng sự.

Và cuộc chạy đua

thông tin nước rút…

Ở thời điểm cuộc bầu cử chính thức diễn ra, tin

tức cập nhật trực tiếp của các ekip thường trú VTV

chuyển về từ hiện trường đã làm thoả mãn nhu cầu

thông tin của khán giả trong nước. Tuy nhiên, các

phóng viên trực tiếp tại hiện trường đã gặp không ít

áp lực. “Từ tối hôm trước chúng tôi đã phải theo

dõi, chuẩn bị các kịch bản có thể diễn ra. 6h sáng

chúng tôi đã phải có mặt tại một điểm bỏ phiếu ở

Los Angeles để kịp ghi hình người dân Mỹ đi bầu.

Hoàn thành việc ghi hình, phỏng vấn và dẫn hiện

trường ở Los Angeles lúc 8h, tôi ngay lập tức tới

quận Cam, nơi tập trung đông cộng đồng người

Việt, cách Los Angeles 60 km, để ghi nhận về

không khí ngày bầu cử của cộng đồng người Việt

tại đây. Kết thúc phỏng vấn lúc 5h chiều, chúng tôi

chạy xe trở lại Los Angeles để hoàn thiện hai cuộc

phỏng vấn gửi về và theo dõi kết quả kiểm phiếu

trong sự hồi hộp…”- phóng viên Lê Minh chia sẻ.

Ekip VTV thường trú tại New York gặp khó khăn

khi cả hai ứng cử viên đều đang sống và cũng dự

định ăn mừng chiến thắng ở thành phố này. Vì thế

họ đã quyết định chia thành hai tốp. Tốp 1 gồm

phóng viên Trần Hà, quay phim Mạnh Chiến tới

điểm ăn mừng dự kiến của bà Hilary. Tốp 2 gồm

phóng viên Lê Tuyển và Trọng Phú, tới khách sạn

Hilton Midtown, nơi ông Trump sẽ ăn mừng nếu

thắng. Một đề bài khó - theo đặt hàng của chương

trình

Chuyển động 24h

, là làm thế nào để nối cầu

trực tiếp được từ cả hai điểm cùng một lúc, trong khi

Văn phòng chỉ có một máy phát tín hiệu trực tiếp

Streambox. Phóng viên Lê Tuyển chia sẻ: “Chúng tôi

đã bàn với nhóm kĩ thuật ở nhà, và cuối cùng, giải

pháp là quay trực tiếp bằng… điện thoại. Thực ra,

công nghệ StreamboxME dùng cho điện thoại đã

được Đài THVN trang bị từ lâu, nhưng hôm đó, lần

đầu tiên chúng tôi quyết định dùng chính thức. Tất

nhiên, để truyền được hình và tiếng về thì còn là cả

một quá trình khắc phục. Nhưng rất may cuối cùng

tín hiệu từ điện thoại đã về tới trường quay, tạo

thành một không khí sôi động thực sự…”

Hà Cẩm

Phóng viên thường trú VTV tại Mỹ

ngày đeo bám mùa

bầu cử tổng thống Mỹ

597

Sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ được truyền thông cả thế giới quan tâm, với các

phóng viên VTV tại ba Trung tâm thường trú tại Mỹ thì đây cũng là đề tài dài

hơi nhất mà họ theo đuổi. Phóng viên Lê Tuyển - thường trú tại NewYork và Lê

Minh - thườngtrú tại Californiachiasẻ chuyện hậu trường củachiến dịch đưa

tin đặc biệt này.

Ảnh tu phóng sự voi Sam Stovall

PV Tran Hà và Lê Tuyển (từ phải sang) vao vai cac nhân vật

Lá phieu cua cu tri My

Tác nghiệp trên nóc xe

Xuân Đinh Dậu 2017