Xuân Đinh Dậu 2017
38
Liên hoan truyền hình
S
o với năm trước, số lượng tác phẩm tham dự
LHTHTQ lần thứ 36 tăng khá nhiều với 502
tác phẩm ở 9 thể loại. Tuy vậy, số lượng huy
chương Vàng, Bạc, Bằng khen không nhiều
hơn, với: 27 HCV, 56 HCB, 134 Bằng khen. Trong
đó, Đài THVN chiếm 9 HCV, Đài TH TPHCM 3 HCV,
Truyền hình CAND - ANTV 2 HCV, Đài PT -TH Lào
Cai 2 HCV, còn lại 11 đài địa phương, mỗi đơn vị
giành 1 HCV. Ban giám khảo đã dành Giải Sáng tạo
đặc biệt cho tác phẩm
Tạp chí Kinh tế cuối năm:
Thế
giới phẳng hay không phẳng?
của Trung tâm tin tức
VTV24. Ngoài ra, nhà báo, biên kịch Chu Hồng Vân
cũng giành Giải Đặc biệt cho kịch bản phim truyện
truyền hình
Nguyệt thực
.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Giám đốc Đài
PT - TH Hà Nội - thành viên BGK Chương trình dành
cho thiếu nhi - cho rằng, chất lượng nhiều tác phẩm
đã có sự đầu tư tốt hơn. Ngoài việc phát hiện đề tài,
họ đã tìm ra những cách làm mới, khác hẳn so với
nhiều kì liên hoan trước. Việc sử dụng công nghệ
mới, đồ hình đồ họa và được cổ tích hóa để dẫn dắt
đã tạo lối kể chuyện hay, phù hợp với lứa tuổi sẽ là
thế mạnh và là xu hướng sắp tới của chương trình
thiếu nhi trên truyền hình.
Đối với thể loại Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm
vốn có thời lượng dài nên việc giữ được khán giả
luôn là một thách thức. Nhà báo Thu Hà, Phó
Trưởng ban Thời sự, Đài THVN - Trưởng ban Giám
khảo thể loại này chia sẻ: “Một số tác phẩm dự thi
năm nay không hẳn là giao lưu - tọa đàm truyền
thống mà đúng hơn phải gọi đó là chương trình,
được đầu tư lớn, công phu và không thua kém bất
cứ chương trình truyền hình lớn nào. Ekip sản xuất
đã vận dụng tất cả kĩ năng, ý tưởng sáng tạo, cách
làm mới mẻ, đột phá để đem lại những bữa tiệc về
thông tin và sức hấp dẫn, tính giải trí cho khán giả.
Khi chấm, chúng tôi cũng băn khoăn, nhưng rõ
ràng cách làm này cũng có đối thoại, giao lưu, trao
đổi của khách mời với người dẫn và phóng sự xen
kẽ. Bên cạnh đó còn là những hoạt cảnh, những
tình huống có sự tham gia của các diễn viên. Và đó
là yếu tố thành công nhất của thể loại Giao lưu -
Tọa đàm trong LHTHTQ năm nay”. Tuy nhiên, xu
hướng thứ hai ở thể loại này tuy không có được sự
đầu tư lớn nhưng các tác phẩm giao lưu - tọa đàm
truyền thống vẫn có được sức thu hút nhất định.
Đặc biệt, một số đài thuộc các tỉnh chịu nhiều thiên
tai trong năm qua còn nhiều khó khăn nhưng cũng
có những tác phẩm thuyết phục.
Phóng sự bao giờ cũng là thể
loại “ngốn” nhiều thời gian nhất của
BGK trong các kì liên hoan bởi số
lượng tác phẩm tham dự gần như
đứng đầu so với các thể loại khác.
Theo nhà báo Chu Dương - Giám
đốc Trung tâm phim phóng sự và tài
liệu, Đài THVN - Trưởng BGK thể
loại Phóng sự, các tác phẩm tương
đối đồng đều. Những tác phẩm
thực sự nổi trội không nhiều, đề tài
không phong phú bằng Liên hoan
trước, hơi ít phóng sự điều tra. Một
tín hiệu đáng mừng là các tác giả
đã có sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận, hình
thức thể hiện. Có phóng sự vấn đề tốt và không
dùng lời bình. Tuy không phải là mô hình áp dụng
cho tất cả phóng sự nhưng so với cách làm dùng lời
quá nhiều và hình ít thì cách làm này đã tạo ra sự
đa dạng trong hình thức thể hiện của phóng sự.
Không ít phim tài liệu dự thi năm nay giàu hình
ảnh, dày dặn về chất liệu và để lại cảm xúc mạnh
mẽ cho người xem. Theo NSND Nguyễn Như Vũ -
Quyền Tổng giám đốc Hãng phim tài liệu và khoa
học Trung ương - Trưởng BGK thể loại Phim tài liệu,
các tác phẩm dự thi có đề tài rất phong phú. Về hình
thức thể hiện, có nhiều thủ pháp đã được các đài áp
dụng. Tuy nhiên, thủ pháp truyền thống vẫn chiếm
chủ đạo. Còn những thủ pháp đặc biệt của phim tài
liệu như tái hiện hay dùng những kĩ xảo để trình bày
nội dung thì phần lớn vẫn còn ở mức bình thường,
thậm chí có một số chưa đạt yêu cầu.
Đặc biệt, nhiều bộ phim truyền hình trong kì Liên
hoan lần này đã tạo được cảm xúc tốt, dẫn dắt
khán giả theo dõi từng diễn biến trong mỗi tập phim.
Lần đầu ngồi ghế giám khảo LHTHTQ, NSƯT Mạnh
Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác
văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch rất ấn tượng với những tác phẩm nổi trội như
Zippo, mù tạt và em, Dòng nhớ, Nguyệt thực
. Riêng
dòng phim thiếu nhi được đánh giá khá tốt, đặc biệt
dàn diễn viên nhí rất tuyệt vời, diễn bản năng nhưng
đầy kĩ thuật.
Trong hơn 20 tác phẩm sân khấu tham dự năm
nay có đủ thể loại chèo, tuồng, ca kịch, kịch nói và
đa số đều được quay dựng trên sân khấu. Tuy nhiên,
vẫn còn có hạn chế nhất định ở góc độ truyền hình.
NSƯT, đạo diễn Đặng Thụy Mỹ Uyên, Giám đốc
Nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5B, thành phố Hồ Chí
Minh - Ủy viên BGK Sân khấu nhận định hơn 50% số
tác phẩm đề cập đến đề tài xã hội hiện đại và mối
quan hệ trong gia đình, đây là một điểm mới của thể
loại sân khấu trong kì liên hoan lần này.
Mặt bằng chung của các tác phẩm Ca múa
nhạc, Chuyên đề - Khoa giáo, chất lượng dàn dựng
có nhiều tiến bộ rõ rệt. Cũng như ở các kì liên hoan
trước, ở một số thể loại, khoảng cách giữa các đơn vị
dự thi còn nhiều, thách thức làm sao để chinh phục
người xem vẫn còn rất lớn.
Tuy nhiên, thành công của Liên hoan truyền hình
năm nay chắc chắn sẽ được tiếp nối để những người
làm truyền hình cả nước lại khởi động và hẹn gặp
nhau tại LHTHTQ lần thứ 37 sẽ diễn ra trên quê
hương Thanh Hóa anh hùng.
Liê h truy hìn
Nhiều dấu ấn
chuyển động
tích cực
&
THU HIỀN - LÊ HOA
Ảnh:
HẢI HƯNG
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 36 - 2016 được tổ
chức tại Lào Cai không chỉ tăng về số lượng mà còn thể
hiện nhiều dấu ấn và chuyển biến tích cực về chất lượng.
Nhiều ý tưởng sáng tạo, những cách làmmới, hiệu quả đã
được ghi nhận và khích lệ trong kì Liên hoan này.
* Nhà báo Chu Dương:
Tất cả các thành viên
BGK đều thống nhất, việc chấm giải tại LHTHTQ
phải cân đối trên cơ sở vật chất của các đài. Ban
giám khảo bao giờ cũng đặt ra tính phát hiện của
báo chí, thể hiện sự hướng tới các đài nhỏ. Tính
phát hiện của họ tốt nhưng phải triển khai thế nào
và có thuyết phục giám khảo bằng sự chính xác,
bằng chính sách, quan điểm của Đảng - Nhà nước
và chở nó bằng con thuyền nghệ thuật, công
nghệ, kĩ thuật thế nào. Đặc biệt, tác phẩm đoạt
giải Vàng phải thực sự xứng đáng.
* NSƯT, đạo diễn Đặng Thụy Mỹ Uyên:
Bản
thân tôi là người trong cuộc, đã đi diễn và xem
nhiều tác phẩm sân khấu ở các liên hoan sân khấu
hay truyền hình, tôi hiểu để có được con số 5%
giải Vàng trong số gần 30 tác phẩm tham dự,
LHTHTQ lần thứ 36 đã rất thành công rồi. Phải ghi
nhận rằng, mảng Sân khấu đã góp phần bảo tồn
những thể loại sân khấu cổ như: tuồng, chèo, ca
kịch, dân ca kịch.
* Nhà báo Nguyễn Hoàng Lâm:
Năm nay, tôi
đánh giá cao những tác phẩm được làm theo lối
cảm xúc, tức là không nhất thiết là một bộ phim
gói gọn một câu chuyện diễn biến từ đầu đến cuối
mà nó có thể cắt đầu, cắt đuôi, chỉ phản ánh một
khúc của cuộc sống. Điều đó cho thấy cách tìm tòi
trong thể hiện của các tác giả phong phú hơn
trước và theo xu thế chung.
TGĐ Đài THVN Trần Bình Minh phát biểu tổng kết và bế mạc LHTHTQ lần thứ 36
TGĐ Đài THVN Trần Bình Minh trao Giải Đặc biệt cho ekip sản xuất
CT Thế giới phẳng hay không phẳng của Trung tâm tin tức VTV24
Ông Phan Quang Hưng - Giám đốc Đài PT - TH Lào Cai (trái)
trao cờ đăng cai tổ chức LHTHTQ lần thứ 37 cho ông
Lê Hoài Châu - Giám đốc Đài PT - TH Thanh Hóa