“Ruộng đồng, bà con sẽ
nhớ anh lắm đấy!”
“Sau những năm tháng cống hiến
cho VTV và miệt mài cùng bà con nông
dân cả nước, từ ngày 1/11/2016 nhà
báo Lê Sỹ Khỏe - phóng viên Nông
nghiệp của Ban Thời sự (người từng gây
bão trên mạng với clip ném điện thoại
trong trường quay) chính thức nghỉ hưu
theo chế độ”- rất nhiều trang báo đã
đồng loạt đưa tin về sự chia tay đầy lưu
luyến của các đồng nghiệp cũng như
khán giả cả nước dành cho người
phóng viên mà họ tin yêu. Đây cũng có
thể coi là một sự lạ. Hàng ngày, vẫn có
nhiều phóng viên về nghỉ chế độ đấy
thôi, mà có báo chí nào đưa tin đâu.
Mạng xã hội Facebook của các phóng
viên VTV dịp đó cũng đã dậy sóng
những lời chia tay. BTV Vũ Minh Hường
chia sẻ: “Kính trọng chú, một người chú,
người anh đi trước, mộc mạc, đáng
mến, một đời làm báo miệt mài, dốc
lòng, dốc sức vì bà con ngay cả khi điện
thoại rung trong trường quay trực tiếp”.
Còn trên trang fanpage Thời sự VTV,
các đồng nghiệp đã tạo một video clip
với những hình ảnh rất thú vị về nhà
báo Sỹ Khỏe. Không thể kể hết những
tình cảm mà đồng nghiệp cũng như
khán giả cả nước dành cho nhà báo
Sỹ Khỏe. “Cháu chúc chú luôn khỏe!
Chắc chắn giọng nói đặc trưng của chú
cùng những phóng sự gần gũi chú thực
hiện sẽ đọng mãi trong tâm trí người
nông dân nói riêng và khán giả truyền
hình nói chung. Ở quê cháu mọi người
ai cũng quý chú lắm”. Một khán giả nhỏ
tuổi gửi lời chúc trên trang Facebook
của nhà báo Sỹ Khỏe…
“Cái tạng mình hợp với
nhà nông”
Hàng chục năm trong nghề - giống
như một người nông dân thực thụ, lặn
lội nắng mưa, ruộng đồng… khó có thể
kể hết những khó khăn mà nhà báo
Sỹ Khỏe đã trải qua khi làm phóng viên
thời sự mảng nông nghiệp, nông thôn.
Khi được hỏi đã có bao giờ anh có ý so
sánh với phóng viên các mảng khác như
văn hóa, kinh tế, chính trị - rằng cũng là
phóng viên mà sao mình suốt ngày phải
đi lội ruộng còn đồng nghiệp lại được
đến những chỗ sang trọng, toàn tiếp
xúc với chính khách? Vẫn giọng nói
chân chất quen thuộc trên sóng, chẳng
cần suy nghĩ, nhà báo Sỹ Khỏe khẳng
định ngay, cái tạng của anh chỉ hợp
với nhà nông. Có thể nói, ít có phóng
viên nào ghi dấu ấn sâu đậm trong
lòng khán giả như anh - một người bạn
của nhà nông đúng nghĩa - giản dị từ
trang phục, chân chất trong giọng nói
và luôn đau đáu, am hiểu chuyện thời
vụ, mùa màng…
Nước mắt và nụ cười
Cuộc đời của một phóng viên nông
nghiệp gắn liền với những nẻo đường
thôn quê, vui niềm vui của người nông
dân được mùa, khóc với những mùa
hạn hán ruộng đồng khô khốc, cây cối
cháy khát hay chứng kiến cảnh tang
thương khi nhà cửa, ruộng vườn của bà
con bị nhấn chìm trong nước lũ… Nhà
báo Sỹ Khỏe không thể nhớ hết trong
suốt cuộc đời làm phóng viên nông
nghiệp, anh đã làm bao nhiêu phóng
sự. Và kỉ niệm về nghề cũng dày lên
theo năm tháng, khó có thể kể hết
những buồn - vui mà các chuyến tác
nghiệp đem lại. Lớp lang kỉ niệm chồng
lên nhau, chính vì thế, trong khoảng thời
gian ngắn ngủi ngồi trò chuyện cùng
anh một buổi chiều cuối năm, tôi cũng
chỉ chọn hỏi anh về những giọt nước
mắt và nụ cười anh nhớ nhất.
“Hay như cái đợt đi làm lũ lụt ở
Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm 2007,
người dân bị cô lập trong nước lũ nhiều
ngày, khi cứu trợ đến được thì chia nhau
mỗi người được 2 gói mì tôm. Tôi đã
chứng kiến cảnh ông cán bộ xã không
phát mì tôm cho một bà ở làng vừa đi
thăm con ở miền Nam về. Ông ấy viện
lí do không có trong danh sách nên
không phát. Tôi đã bức xúc hỏi thẳng -
đây có phải là một con người không?
Ông ấy bảo: Phải. Vậy tại sao ông
không phát mì tôm cho một người đang
đói nhiều ngày nay? Thấy thái độ căng
thẳng, bất bình của tôi, ông ấy đã
xuống nước phát mì tôm, nhìn bà nhận
hai gói mì tôm ôm khư khư trước ngực,
tôi quay mặt đi giấu nước mắt”.
“Còn nụ cười ư, cứ đến cơ sở là vui
vẻ, đến đâu cũng có người kéo ông
Sỹ Khỏe ra, chụp ảnh cái đã, để về
khoe với con cháu, có bí thư Tỉnh mời
bằng được và luôn miệng nói Sỹ Khỏe
là “Idol” (thần tượng) của tôi, thế đấy,
mình được bà con quý mến, có những
nơi tôi đi cùng cả đoàn ra thăm ruộng,
có bác nông dân chạy lên nói:
Chào
anh Sỹ Khỏe, cho em bắt tay bác nhưng
tay em bẩn quá
, tôi sẵn sàng bắt tay và
nói ngay: không, bùn thơm lắm”.
“Làm nghề phải có
cái tâm”
Suốt quá trình làm nghề, nhà báo
Sỹ Khỏe luôn tâm niệm: “Làm nghề phải
có cái tâm”. Vì cái tâm với cộng đồng,
anh sẵn sàng lao vào vùng lũ, một mình
một máy quay, thuê chiếc xuồng nhỏ,
cùng với người chèo thuyền đến mọi
ngóc ngách, đồng cam, cộng khổ với
bà con. Đó là mùa lũ năm 2007, tin tức
từ vùng rốn lũ Thanh Hóa cập nhật liên
tục trên bản tin thời sự 19h của VTV1,
đến nỗi cán bộ tỉnh đã phải thốt lên,
không ngờ VTV có phóng viên xông xáo
như thế. UBND tỉnh Thanh Hóa đã tặng
bằng khen cho nhà báo Sỹ Khỏe vì đã
có thành tích xuất sắc trong công tác
phòng chống và khắc phục hậu quả
trận lũ lụt do cơn bão số 5 gây ra. Và,
cũng không biết bao lần anh đã phải
làm phóng sự sửa sai cho các thông tin
không chuẩn xác trên báo chí, gây thiệt
hại nặng nề cho người nông dân - vốn
đã rất vất vả làm ra được hạt lúa, củ
khoai. “Còn nhớ có lần, cả vùng rau
Đông Anh, Hà Nội bị đưa tin dùng
thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, dân
không bán được, đổ rau đầy trên bờ.
Ngay lập tức tôi đi xác minh, thực tế là
rau an toàn. Tôi đưa hình ảnh Cục
trưởng cục Bảo vệ thực vật nhổ rau ở
ruộng và chỉ rửa qua nước đưa lên ăn
trực tiếp và khẳng định đây là rau an
toàn, khiến cả vùng trồng rau được khôi
phục, giá được phục hồi như trước, trả
lại sự công bằng cho người dân. Nhiều
vụ như thế, cả lúa nữa. Có các phóng
viên không điều tra kĩ, chỉ lấy một hiện
tượng nhỏ đẩy lên thành phổ biến gây
thiệt hại, bức xúc cho dân. Vì vậy, mình
phải đưa cái tâm vào mỗi bài viết, đưa
một tin dù nhỏ nhưng phải có ý thức
trách nhiệm trong đó”.
Và những vần thơ
đậm chất… Sỹ Khỏe
Thơ của nhà báo Sỹ Khỏe cũng
nhiều tựa phóng sự vậy. Những bài thơ
mà ý tứ, câu chữ, vần điệu cứ tự nhiên
bật ra trong các hành trình, trên các
nẻo đường quê chứa đựng một tấm
lòng luôn thiết tha, rộng mở với người,
với đời. Có một bất ngờ là không phải
từ khi gắn bó với thôn quê, tâm hồn thơ
của nhà báo Sỹ Khỏe mới bay bổng.
Anh có năng khiếu làm thơ từ thời học
sinh. Suốt thời trong quân ngũ, anh làm
khá nhiều thơ. Thơ anh, bạn bè thuộc
hơn cả tác giả. Anh mong có nhạc sĩ
nào đó phổ nhạc cho
Bài ca nông dân
mà anh rất tâm đắc. Xin được trích giới
thiệu tới khán giả một phần bài thơ
Bài
ca nông dân
của nhà báo Sỹ Khỏe -
người nông dân đích thực của Đài
Truyền hình Việt Nam.
Tết Bính Thân 2016, nhà báo Sỹ Khỏe lên sóng trực tiếp
chương trình
Bông lúa
ngày đầu tiên của năm mới chúc
tết bà con nông dân cả nước với những vần thơ đầy chất
tự sự - bài thơ mang tên
Nỗi niềm sắc xuân
do chính anh
viết tặng bà con. Tết Đinh Dậu này, hẳn nhiều người sẽ rất
nhớ “người nông dân chính hiệu” của Truyền hình Việt Nam,
nhớ những vần thơ chân chất, những phóng sự đậm hơi thở
ruộng đồng, nhớ giọng đọc trầm ấm chất quê của một phóng
viên có tâm, có nghề, luôn đau đáu với nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam.
Nhà báo Sỹ Khỏe
Những ân tình
với nhà nông
Cẩm Hà
Trăng khuya
Vầng trăng khuya
đang tấp vào mây núi
Ánh vàng mơ
vời vợi bao la
Xóm làng ta
ngàn ngàn năm không đổi
Nét tình quê
trong sương khói thanh bình !
NÔNG DÂN mình
thường dậy trước bình minh
Khi tiếng chim
vừa ríu ran ngoài ngõ
Rặng tre ngà
chờn vờn neo theo gió
Việc trong nhà đã dọn dẹp tinh tươm.
Người ra đồng làm đất cấy, ươm
Tra hạt xuống ruộng nương, vùng bãi
Ngày lại ngày chăm nom chờ hoa
trái
Gặt hái về
đầy cả ánh hoàng hôn…
Lê Sỹ Khỏe
BÀI CA NÔNG DÂN
Nhà báo Sỹ Khỏe với ngư dân miền Trung
Trên trường quay
Chào buổi sáng bông lúa
Nhà báo Sĩ Khỏe trên cánh đồng
hạn hán ở Tây Nguyên
26
Xuân Đinh Dậu 2017