Previous Page  22 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 22 / 120 Next Page
Page Background

Muốn mang lại cơ hội phát triển

nghề nghiệp cho nhân viên

VFC đang có mô hình làm việc khá rộng: từ

phim ảnh, tiểu phẩm hài, chương trình nghệ

thuật, giao lưu truyền hình đến truyền hình thực

tế. Tạo thương hiệu từ số ít chương trình, đó là

cách làm mang đến những lợi ích gì cho đội ngũ

làm nghề của đơn vị?

Cũng giống như xu hướng của xã hội hiện nay,

nghệ sĩ không chỉ hoạt động trong một lĩnh vực mà

có thể vừa là MC, vừa là diễn viên hài, vừa đóng

phim vừa tham gia các hoạt động khác. Đối với

đội ngũ làm nghề của VFC cũng vậy, chúng tôi

phải đa dạng hóa các hoạt động sản xuất truyền

hình. Quan trọng là phải có nền tảng nghề nghiệp

và sự đánh giá những sản phẩm tạo ra. Chúng tôi

không tự hào làm được nhiều thứ mà tự hào khi

những sản phẩm làm ra đa dạng và đều có giá trị

cho đời sống. Ngoài ra, điều đó còn góp phần

tạo ra kinh nghiệm cho đội ngũ làm nghề. Khi làm

những chương trình lớn như

VTV New Year

Concert, Bố ơi, mình đi đâu thế?, Gặp nhau cuối

năm, Cháu ơi cháu à

, khát vọng lớn nhất của

chúng tôi là tạo ra chương trình truyền hình chất

lượng, thu hút khán giả.

Là một đơn vị đặc thù về sản xuất phim,

việc giữ cho “quân” bận rộn bằng nhiều chương

trình có vẻ là cách lãnh đạo VFC xây dựng và

phát triển đội ngũ làm nghề của mình?

Tôi không nghĩ to tát như vậy. Tôi cũng xuất

phát từ một người làm nghề truyền hình. Khi lựa

chọn nghề nghiệp, ai cũng mong muốn gắn bó và

có cơ hội phát triển. Từ suy nghĩ đó, trong vai trò

quản lí, tôi cũng mong muốn mang lại những cơ

hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên

của VFC. Họ có phát triển thì VFC mới vững mạnh

được. Có một quy luật, người làm nghề giỏi sẽ

mong muốn có thu nhập cao, muốn có cơ hội tốt

hơn để làm việc. Các đơn vị ngoài Đài luôn sẵn

sàng mời họ, đó là điều đương nhiên. để hạn chế

rủi ro đó thì phải có công việc cho họ làm và khi họ

tạo ra sản phẩm tốt, phải có thu nhập chính đáng

đi kèm chứ không thể bắt anh em hít khí trời, sống

bằng niềm tin và ở lại làm việc.

Thực tế là có những người trẻ được đào tạo

để làm phim nhưng đã lựa chọn tham gia sản xuất

những chương trình truyền hình của VFC?

Khi họ bước vào hoạt động sản xuất đó đều

phải xác định rất rõ, liệu họ có làm truyền hình thực

tế cả đời hay không. Chúng tôi phải có sự trao đổi

mục đích, hiệu quả công việc và các bạn ấy sẽ nhận

được gì? Những đạo diễn trẻ nếu ngay từ đầu để họ

làm phim về đề tài gia đình sẽ khó tránh khỏi lúng

túng, nhưng sau quá trình trải nghiệm 2 - 3 năm, họ

sẽ có kinh nghiệm hơn từ thực tế làm việc trong các

chương trình như:

Bố ơi, mình đi đâu thế?, Cháu ơi

cháu à

. Hiện tại, có khoảng bốn đạo diễn như thế và

các bạn ấy cũng giống tôi cách đây mười năm: là

đạo diễn phim đi làm

Gặp nhau cuối tuần

.

Khi có trong tay đội ngũ lành nghề, những

cơ hội rộng mở, anh còn mơ ước thêm điều

gì không?

Điều tôi trăn trở và đặt ra nhiều thách thức nhất

là làm thế nào để duy trì được sự chuyên nghiệp

của các hoạt động sản xuất phim. Muốn vậy, VFC

cũng cần phải được hậu thuẫn đồng bộ ở nhiều

khâu, không chỉ ở đội ngũ làm nghề mà còn là sự

đầu tư tương xứng cho tương lai để đi đường dài.

Bởi vì, trong sự vật lộn với thị trường, nếu chúng ta

không tỉnh táo thì rất dễ đánh mất sở trường của

mình hoặc bị nao núng, không kiên định theo con

đường đang đi, bị rẽ sang hướng khác có nhiều

yếu tố “màu mè” hơn. Chúng ta có thể thắng ở

chương trình này, thua ở chương trình kia nhưng

con đường chúng ta đi phải xác định rất rõ: xây

dựng đội ngũ, đội hình để họ nâng cao kĩ năng

nghiệp vụ, để họ có niềm tin cho chiến lược phát

triển và tạo ra được những sản phẩm vượt trội. Đó

là việc khó, là sự nhạy bén chứ không phải dễ

dàng nói đúng - sai.

Tám năm trong vai trò quản lí, sự ôm đồm

nhiều việc dường như đã ngắt mạch cảm xúc

của anh với đam mê thời trẻ: đạo diễn phim

truyền hình?

Bây giờ tôi khó có thể bứt ra toàn bộ thời gian

để làm một bộ phim dài hơi. Hoạt động sản xuất

truyền hình, làm phim ở VFC cứ liên tục, nếu tôi tặc

lưỡi rồi đi làm phim thì cũng là một cách. Ngược

lại, phải xác định còn rất nhiều thách thức phía

trước, cần phải dành thời gian cho các hoạt động

mang lại hiệu quả lớn hơn cho cả tập thể. Bởi vì

trong phạm vi vị trí công việc của tôi, việc đó cần

hơn. Thực ra, tôi vẫn len lỏi trong nhiều dự án

phim, cùng anh em tham gia khâu sáng tác, phản

biện nội dung, ra hiện trường một vài ngày với

đoàn phim, rồi duyệt phim. Những hoạt động đó

cũng góp phần làm tôi đỡ nhớ nghề.

Nhiều nhân viên của anh “tố” rằng, đạo

diễn Đỗ Thanh Hải ít khi cầm tay chỉ việc nhưng

luôn bao quát tổng thể và không để sót chi tiết?

Đó là do tính tham công tiếc việc của tôi! Làm

nghề, càng kĩ lưỡng thì càng hạn chế được sai sót.

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật trong điều kiện

chưa phải là đầy đủ nên tôi cùng anh em phát hiện

ra sai sót hoặc chỉ ra những chỗ chưa ổn giúp cho

sản phẩm tốt hơn. Đơn giản chỉ là như vậy.

Trong các phẩm chất của một người làm

truyền hình, làm phim, anh đề cao và yêu cầu

khắt khe điều gì nhất ở các nhân viên của mình?

Có nhiều khía cạnh tạo ra giá trị cho một sản

phẩm nghệ thuật. Tôi nghĩ, khát vọng và đam mê

làm nghề cần phải được đề cao. Khi còn khát

vọng, ta sẽ còn muốn hướng về phía trước, còn

đam mê còn biết đầu tư thêm cho nó, không cho

phép mình bằng lòng. Mọi khó khăn cản trở cũng

dễ dàng vượt qua. Nếu chỉ làm cho xong việc hoặc

để được có tiền thì rất khó thỏa mãn. Có nhiệt

huyết đam mê, tôi tin họ sẽ đi được con đường dài,

thành công hơn.

Hướng đi cho một

quy trình chuyên nghiệp

Nhìn lại năm 2016, điều gì khiến anh hài

lòng nhất với tư cách là Giám đốc VFC - đơn vị

sản xuất phim truyền hình lớn nhất cả nước?

NSƯT Đỗ Thanh Hải

Cần đề cao khát vọng

và đam mê làm nghề

THU HIỀN

(Thực hiện)

-

Ảnh:

Hải Hưng

Để phỏng vấn đạo diễn Đỗ Thanh Hải những ngày cận Tết bận rộn thật

không dễ dàng, bởi thời điểm này, anh cùng ê kíp

Táo quân

“vật lộn” với

việc tậpluyện và ghi hình chương trình quan trọng này. Bao giờcũng

vậy, dù nói về các chủ đề khác nhau nhưng vị đạo diễn luôn quay về

chủ đề say sưa nhất: nghề làm truyền hình.

22

Xuân Đinh Dậu 2017