Previous Page  23 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 120 Next Page
Page Background

23

2016 là một năm khó khăn không chỉ của đội

ngũ làm phim mà cả các đơn vị truyền hình khác.

VFC đã đầu tư những dự án trọng điểm vượt lên

cách làm quen thuộc, lao vào những đề tài mới,

khó và đã có những thành công nhất định. Chúng

tôi cũng sát sao hơn trong khâu chọn thời điểm,

khung giờ phát sóng cũng như công việc quảng bá

mang lại hiệu quả cao nhất cho bộ phim.

Việc hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài

đã tạo ra những cú hích mạnh mẽ với những

người làm phim ở VFC cũng như tác động tốt

đến xu hướng thưởng thức phim của khán giả

Việt. Dấu ấn của những lần hợp tác sau này

trong

TTX2, Dưới bầu trời xa cách

đã có sự

chuyển biến khác biệt như thế nào?

Những dự án hợp tác đầu, chúng tôi vừa làm

vừa quan sát, học hỏi, để đánh giá lại quy trình

làm phim của mình so với họ có vênh không, có

yếu tố nào phải thay đổi. Đến bây giờ, chúng tôi có

thể tự tin đã nhìn ra hướng đi cho một quy trình làm

phim chuyên nghiệp. Đầu tiên là khâu thiết bị kĩ

thuật, được đầu tư hệ thống máy quay 4k, hệ

thống chỉnh màu, hậu kì. Phong cách sáng tác cũng

có sự điều chỉnh rõ rệt. Ê kíp làm phim đã chủ động

hơn. Gần đây, phim

Dưới bầu trời xa cách

, tuy là

hợp tác với Nhật Bản nhưng có đến 95% đội ngũ,

thiết bị, hậu kì, dựng của VFC. Chúng tôi làm hẳn

một phiên bản riêng để phát sóng tại Nhật - một thị

trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, kĩ thuật.

Khâu quảng bá, đồng hành đưa lên sóng cũng có

nhiều hoạt động hiệu quả. Ngày xưa làm phim

“thật thà”, có sao làm thế. Bây giờ vẫn là nội dung

ấy nhưng phải biết yếu tố nào tạo nên sự hấp dẫn,

cần đầu tư kĩ lưỡng hơn ở điểm nào.

Điều đó chứng tỏ, VFC đang tiệm cận với

việc đưa phim truyền hình Việt ra các nước trong

khu vực?

Đó là bước chúng ta phải đi. Ngoài việc phục vụ

khán giả trong nước, phim truyền hình cũng là sản

phẩm quảng bá văn hóa. Khán giả các nước cũng

có nhu cầu xem câu chuyện, đời sống văn hóa của

các quốc gia khác. Vì thế, khi phim Việt đạt được

chất lượng, kĩ thuật, dàn dựng thì chúng ta có thể

tự tin bước ra khu vực châu Á, rồi sau đó là châu

Mỹ, châu Âu… Và nếu được sự hỗ trợ mạnh thì

ngoài việc góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh

Việt Nam, chúng ta có thể bắt đầu góp phần tạo

ra lợi nhuận từ việc khai thác bản quyền phim.

Hiện nay, chỉ có số ít bộ phim hợp tác với

Hàn Quốc hay Nhật Bản đang có cơ may xuất

ngoại, còn nhiều bộ phim hút khách tại Việt Nam

dường như chưa nhìn thấy đường ra thế giới?

Vấn đề này nằm trong khâu đầu tư và chiến

lược phát triển cụ thể. Bởi vì đưa một sản phẩm văn

hóa ra thế giới còn phụ thuộc vào đội ngũ tiếp thị,

quảng bá, kinh doanh. Vài năm trở lại đây, lãnh

đạo Đài THVN đã đặt ra mục tiêu đó và chúng tôi

đang bắt đầu triển khai. VTV đã tiếp cận nhiều hội

chợ phim quốc tế để từng bước giới thiệu, quảng

bá sản phẩm của mình.

Có một thực tế là, số ít phim phim chính

luận đầu tư công phu nhưng tỉ suất người xem

vẫn thấp, quảng cáo ít trong khi các bộ phim về

đề tài gia đình, giới trẻ lại có phần hút khách

hơn. Anh nghĩ sao về điều này?

Đó là xu hướng thị trường và chúng tôi phải

chấp nhận. Với sự bùng nổ của nhiều loại hình giải

trí, nhiều thể loại sản phẩm truyền thông, bây giờ

không phải cứ đưa cái gì lên sóng là khán giả phải

xem cái đó. Đối tượng khán giả xem truyền hình đa

dạng và không phải ai xem xong cũng phản hồi,

hoặc có thói quen lên mạng viết bình luận… Chưa

kể, các đơn vị tài trợ có tiêu chí riêng để đầu tư cho

chương trình thu hút vào đúng khán giả họ cần

quảng cáo.

Người thuộc kịch bản nhất

Chương trình

Táo quân

đã có thâm niên 13

năm, là món ăn tinh thần không thể thiếu trên

"mẫm cỗ Tết" của VTV. Chẳng có gì lạ nếu hàng

trăm câu hỏi đều đổ dồn vào anh - người chịu

trách nhiệm cao nhất của chương trình?

Tôi biết mọi người yêu mến

Táo quân

mới dành

sự quan tâm như thế.

Táo quân

không còn là một

chương trình giải trí thuần túy mà là sản phẩm

truyền hình đặc biệt. Ngoài thế mạnh và tính đặc

thù của nội dung khi đề cập đến những vấn đề của

đời sống xã hội,

Táo quân

còn được thể hiện dưới

lăng kính hài hước. Tuy nhiên, độ thành công của

chương trình còn phụ thuộc quan niệm thế nào là

hài. Chưa kể, yêu cầu về kịch bản, thời lượng,

phạm vi nội dung, chất liệu được khai thác đến

đâu, chọn góc nhìn thế nào cũng tác động đến

chất lượng của chương trình

Táo quân

mỗi năm.

Chúng tôi chỉ cố gắng làm tốt nhất có thể.

Là người đồng hành từ đầu đến cuối của

Táo quân

: kịch bản, tập, ghi hình và dựng, áp

lực của việc ngồi trong phòng dựng với sản

phẩm được khán giả mong đợi nhất hàng năm

như thế nào, thưa đạo diễn?

Căng thẳng chứ. Để làm một chương trình cho

tốt thì việc căn chỉnh, thêm bớt chỗ nọ chỗ kia là

đương nhiên. Với

Táo quân

, tính chất đặc biệt hơn.

Có những điều không phải lúc nào chúng tôi cũng

chia sẻ được. Cũng giống như một bài báo phóng

viên thực hiện, nhưng còn có khâu biên tập của tòa

soạn. Sản phẩm truyền hình lại càng nhiều công

đoạn hơn, đại chúng hơn nên càng phải kĩ lưỡng

và chịu nhiều áp lực.

Mỗi mùa

Táo quân

, anh xem kịch bản bao

nhiêu lần?

Mọi người vẫn nói đùa rằng, người thuộc kịch

bản

Táo quân

nhất là tôi. Hầu hết các diễn viên chỉ

nhớ phần thoại của mình, nếu ai quên thoại thì tôi

nhắc vanh vách được ngay. Có lẽ, vì đồng hành

suốt cả chặng đường dài, tôi đã ngấm kịch bản và

lớp diễn của từng nghệ sĩ.

Đêm 30 Tết, anh có thường xem lại chương

trình

Táo quân

trên truyền hình?

Có chứ. Cảm giác xem

Táo quân

trên sóng

truyền hình đêm 30 Tết rất khác với chuyện tôi vật

lộn với nó, thuộc làu từng cảnh dựng, phân đoạn,

soi xét xem sai sót ra sao... Từ sáng 30 Tết, khi sản

phẩm

Táo quân

đã đóng gói xong, tôi đã tạm quên

đi. Buổi tối tôi đón nhận nó như một khán giả bình

thường nhưng có thêm chút hồi hộp, mong ngóng

xem phản ứng của khán giả như thế nào.

Tết của một người quanh năm bận rộn như

anh diễn ra như thế nào?

Ngày Tết của tôi giống với Tết của nhiều người

làm truyền hình. Đêm 30, sau khi xem xong

Táo

quân

tôi sẽ quay lại cơ quan. Mùng Một dành cho

gia đình, người thân. Còn mùng Hai, mùng Ba

nhiều năm nay tôi dành để nghỉ ngơi, bởi trước Tết

tôi khá bận, gần như cạn kiệt cả về sức lực và suy

nghĩ. Lúc đó, tôi muốn xả, để làm mới lại đầu óc,

tạm quên đi áp lực công việc, nhưng đồng thời, tôi

cũng phải có trách nhiệm của một người làm truyền

hình, xem các chương trình không chỉ của VFC mà

của các đồng nghiệp, của các đơn vị khác để rút

kinh nghiệm, học hỏi. Ngoài ra, tôi tranh thủ xem

các thứ khác mà ngày thường tôi không có điều

kiện xem như những bộ phim giải thưởng trong

năm, các phim mới sản xuất - vì nó liên quan trực

tiếp đến nghề nghiệp của tôi.

Vậy việc chuẩn bị Tết trong vai trò một

người bố, người chồng trong gia đình thì sao ạ?

Rất nhiều năm nay, những việc đó vợ tôi đều lo

chu đáo. Tôi thường mua về một cành đào để góp

không khí Tết, rồi cho con cái đi thăm ông bà, đi

chơi xuân. Còn thực phẩm ăn uống, nấu nướng thì

bà xã lo rồi. Tôi cũng như nhiều người làm truyền

hình khác: có một cành đào là cảm giác có Tết. Vì

dù nghỉ Tết nhưng cũng không khác biệt nhiều so

với những ngày thường, vẫn phải hoạt động, vẫn

làm việc.

Cảm ơn anh!

ĐD, NSƯT Đỗ Thanh Hải đang chỉ đạo diễn xuất trong phim

Người cộng sự

Việc hợp tác làm phim với nước ngoài không

thuần túy là tạo ra sản phẩm, thương hiệu mà

còn là cơ hội để cả đội ngũ VFC được cọ xát,

cùng nâng cao nghiệp vụ, say mê với nghề.

Trao đổi với các diễn viên chương trình

Gặp nhau cuối năm

Xuân Đinh Dậu 2017