21
giáo, rất nhiều người có ý tưởng, nhưng chỉ thế
thôi chưa đủ. Phải làm sao xây dựng được một
môi trường khuyến khích sáng tạo, dám nghĩ đến
các khác biệt so với những cái vẫn đang làm cho
tất cả mọi người. Phải vượt lên trên suy nghĩ bình
thường thì mới có thể đương đầu, vượt qua mọi
khó khăn thách thức và không bị hết hơi, tụt lùi.
Vì vậy, từ khi về đây, tôi luôn tự nhủ, phải có
“đất” cho những ý tưởng mạnh dạn và khác biệt.
Từ suy nghĩ đó, tôi luôn nói với anh em rằng,
ngoài ý tưởng, điều tôi cần nhất là sự tranh
luận. Cũng cần nói thêm, trước đó hai năm,
chương trình
Chuyện ấy là chuyện nhỏ
từng vấp
phải sự phản ứng gay gắt của dư luận và phải
ngừng phát sóng. Bởi vậy, khi quyết định đưa
chương trình trở lại, với cá nhân tôi là một sự mạo
hiểm lớn. Ý kiến ủng hộ có, nhưng phản đối cũng
không ít. Tuy nhiên, sau khi đã cân nhắc mọi khía
cạnh, chúng tôi quyết định đưa chương trình trở lại
nhưng với một diện mạo hoàn toàn mới.
Chuyện ấy
là chuyện nhỏ
trên sóng VTV2 không đề cập một
cách chung chung, tránh né theo kiểu giáo dục giới
tính trên ghế nhà trường. Bên cạnh việc phân tích
những câu chuyện nhạy cảm một cách trực diện,
thẳng thắng, thay vì những cảm giác ngỡ ngàng, sốc
như mọi người vẫn nghĩ, chương trình đã khiến hầu
hết khán giả có cái nhìn bình đẳng hơn trong những
vấn đề khó nói. Thành công của
Chuyện đấy là
chuyện nhỏ
ở khung giờ khuya 23h là minh chứng
cho thấy, khung giờ thấp điểm trên truyền hình
nhưng có khi lại là khung giờ cao điểm của thế giới
mạng. Từ sự thành công của chương trình, những
bài học cho việc khai thác khung giờ thấp điểm đã
được tổng kết, đúc rút và sẽ được chúng tôi áp dụng
trong một số chương trình mới trong năm 2017.
Theo ông, việc đổi mới diện mạo của kênh
VTV2 có ý nghĩa như thế nào, nhất là với với sự
trưởng thành và phát triển của kênh Khoa giáo?
Từ năm 2016, Ban Khoa giáo đã có nhiều thay
đổi, lớn nhất đó là chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế để
chuyển sang cơ chế thị trường. Bước sang năm
2017, chúng tôi ấp ủ những hướng phát triển
mới. Tất nhiên, trong đó có cả những hướng
đi mà cuộc sống bắt chúng ta phải thay đổi.
Mong muốn thay đổi đầu tiên của Ban Khoa
giáo là định vị kênh từ Khoa học và Giáo dục
trở thành Khoa học và Đời sống. Hiện tại,
VTV đã có VTV7 là kênh Giáo dục, nếu giữ
tiêu chí cũ sẽ bị trùng lặp. Khi hướng tới vấn
đề đời sống thì ảnh hưởng của kênh VTV2 sẽ
rộng và có tính lan toả rộng rãi hơn, gần gũi
với cuộc sống hơn. Ngoài việc tiết kiệm, tổ
chức sản xuất hợp lí, xây dựng các chương
trình có thị trường, chúng tôi cũng muốn lãnh
đạo Đài cho phép Khoa giáo đẩy mạnh hơn
việc làm dịch vụ, bảo trợ truyền thông cho các dự án
của các bộ, ngành, các địa phương một cách bài
bản. Đó là cơ sở để chúng tôi xây dựng các chương
trình tốt vận hành theo cơ chế thị trường song song
với việc “dán nhãn” chất lượng cho các sản phẩm.
Tôi tin làm được những điều đó sẽ giúp Khoa giáo
khẳng định và nâng cao vị thế của kênh trong thời
gian tới.
Bước sang năm 2017, Ban Khoa giáo đã
xác định cho mình những nhiệm vụ lớn nào để trở
thành một kênh truyền hình chất lượng, gần gũi
với cuộc sống mà vẫn đảm bảo tốt thu nhập cho
anh chị em theo vị trí việc làm?
Chúng ta đã đi qua giai đoạn phát triển rực rỡ
nhất của truyền thông đại chúng. Giờ đây, chúng ta
đang phải đối mặt với những thách thức của kỉ
nguyên truyền thông xã hội thay đổi không ngừng,
khó đoán định và nắm bắt. Năm 2016, từ chỗ sáng
tạo bị trói vào việc trả lương không đúng, Đài THVN
đã tiến hành xây dựng vị trí việc làm và trả lương
theo sản phẩm. Ban Khoa giáo được lãnh đạo kì
vọng trong việc tiên phong áp dụng cơ chế mới và
chúng tôi đã làm được.
2017 sẽ là năm mà nhiệm vụ thực hiện kế hoạch
rất nặng nề với nhiều khó khăn, thử thách. Với chủ
trương chi tiêu tiết kiệm trong sản xuất trong khi đòi
hỏi chương trình phải có chất lượng cao nên chúng
tôi cần có một sự quyết tâm rất lớn của từng cá
nhân. Bên cạnh việc đánh giá chất lượng người lao
động từ trên xuống dưới, chúng tôi cũng sẽ tiến hành
rà soát lại những chương trình nào đáng đầu tư để
chi đúng, chi đủ; những chương trình nào không cần
thiết thì loại bỏ. Đặc biệt, các mũ chương trình cần
quyết tâm nâng cao chất lượng. Với việc sử dụng
đúng đắn nguồn chi phí sản xuất để tạo ra những
sản phẩm chất lượng, đẳng cấp để thu hút đầu tư xã
hội hóa, chúng tôi tin tưởng sẽ không còn phải giải
bài toán chạy theo số lượng sản phẩm. Năm 2017,
Ban Khoa giáo sẽ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập.
Việc đổi mới để định vị lại kênh, không chỉ tiếp tục
khẳng định vị trí của VTV2 trong lòng khán giả mà
còn đánh dấu sự trưởng thành của tập thể đội ngũ
làm truyền hình Khoa giáo.
Cảm ơn ông!
Đạo diễn Trương Công Tú, Trưởng phòng Xã hội:
“Truyền hình là ngành đòi hỏi sự thay đổi,
sáng tạo không ngừng. Chúng tôi - những người làm truyền hình Khoa giáo thấu hiểu được sự vận
động không ngừng của ngành truyền hình và không thôi đau đáu hoạch định cho những kế hoạch
và hành động trong tương lai. Tiêu chí Khoa học & Đời sống giúp kênh VTV2 “mềm mại” hơn,
nhưng cũng không chỉ nghiêng về “đời sống” mà bỏ qua “khoa học”. Ngoài ra, để giải quyết được
vấn đề chất lượng tác phẩm bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân, cần xây dựng những quy trình,
tiêu chuẩn đánh giá và những bộ công cụ hướng dẫn chuẩn mực cần thiết”.
Đạo diễn Phan Huyền Thư, Phòng Kiến thức cộng đồng:
“Tôi muốn lấy từ ý tưởng
Hãy dám
khác biệt
của Albert Einstein để tư duy về ba vấn đề: Nghĩ khác về sản phẩm, nghĩ về tâm thế khán
giả và nghĩ khác về bán hàng. Chúng ta luôn nói làm dịch vụ truyền thông, lấy tiêu chí hài lòng
khách hàng là cao nhất. Nhưng phải xác định rõ, khách hàng của chúng ta không phải là những
nhà đầu tư mà là khán giả. Vì thế phải có nghiên cứu sâu sắc về khán giả. Khán giả phải có quyền
năng, đón nhận hay tương tác với sản phẩm truyền hình, hơn hết, họ phải thấy được một phần của
họ trong đấy. Cuối cùng, chúng ta cần nghĩ khác về cách đóng gói và phân phối sản phẩm truyền
thông. Thay vì phát sóng một sản phẩm duy nhất một lần rồi phát lại như trước đây, cần phải đóng
gói thành nhiều phiên bản sử dụng những quy tắc tạo kịch tính để gia tăng vòng đời, tăng sự tò mò
khán giả và bán được nhiều thời lượng quảng cáo hơn”.
Ông Trần Uy, Trưởng phòng Khoa học Môi trường:
“Ở góc độ nội dung, chương trình phải
sống được cuộc sống của nhân vật. Còn ở góc độ kinh doanh, muốn bán được sản phẩm thì phải
hiểu biết khách hàng cần gì, thói quen, mối quan tâm của họ… Lúc này, chúng ta còn hiểu rất ít về
các thị trường như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long... Chúng ta nên mạnh dạn
công bố chỉ số rating các chương trình để so sánh, tìm ra chương trình tốt, cách đi hợp lí. VTV sở
hữu những chương trình giải trí đem lại nguồn thu lớn. Nhưng vị thế của VTV là chính luận và khoa
học. Thực tế cho thấy, đầu tư vào các chương trình chính luận và khoa học vẫn luôn tạo ra dư luận
và mối quan tâm lớn của xã hội”.
Ghi hình chương trình Giao lưu Việt - Nhật
Tác nghiệp tại Nhật Bản
PTL Long đong đời du mục
Xuân Đinh Dậu 2017