20
Năm 2016 là năm có nhiều khó khăn, nhất
là khi các loại hình truyền thông mới ngày càng
phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều khán
giả... Những điều này đã ảnh hưởng đến kênh
VTV2 như thế nào, thưa ông?
Bất cứ ai đang hoạt động trong ngành truyền
hình đều thấu hiểu những khó khăn mà chúng ta
đang phải đối mặt. Không có tương lai trải hoa
hồng… Vậy chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi muốn nhắc lại
một thông điệp được phát đi từ Tổng Giám đốc Trần
Bình Minh: “Giờ đây tại các hội nghị truyền hình trên
toàn cầu, người ta không nói tới sự phát triển của
truyền hình mà là giữ và kéo dài sự tồn tại của truyền
hình truyền thống. Chúng ta hãy ngừng mơ tưởng sẽ
có sự tăng vọt về nguồn thu và khán giả trong những
năm tới. Chúng ta hiện đang chiến đấu để giữ cho sự
tồn tại. Thế nhưng, chúng ta có thể phát triển không
giới hạn, đó là: tính chuyên nghiệp, là kĩ năng mới,
là nỗ lực sáng tạo không ngừng để giữ vững sự tồn
tại của VTV. Thực tế, trong những năm qua VTV phát
triển nội dung số, tăng cường truyền thông, nâng
cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ, đầu tư vào chất
xám, vào cơ sở hạ tầng... chúng ta làm tất cả điều
đó là để giữ sự tồn tại”.
Nhắc lại thông điệp đó để thấy rằng, chúng tôi
cũng không thể nằm ngoài quy luật của sự phát triển
và điều này ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều đến vị thế
cũng như thị phần quảng cáo của VTV nói chung và
kênh VTV2 nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cao,
chúng tôi tự hào nói rằng, năm 2016, đội ngũ những
người làm Khoa giáo đã thực hiện tốt những nhiệm
vụ được giao. Các format mới sản xuất như:
Giờ gia
đình, Những người đàn ông tự tin, Giao lưu Việt -
Nhật, Bạn của nhà nông, Sáng kiến - Giải pháp...
đã
thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khán giả.
Cũng như năm 2015, chúng tôi có nhiều chương
trình hay, ấn tượng, gây tiếng vang trong dư luận,
được Đài bố trí phát sóng trên VTV1 như:
Ba mùa,
Long đong đời du mục, Giao lưu văn hóa Việt - Nhật…
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiếp tục củng cố được vị
thế của VTV2 - kênh khoa học hàng đầu Việt Nam
với những series phim được đánh giá cao như:
Hiến
tạng, Cây trồng biến đổi gen, Khám phá thủy điện,
Những đỉnh núi du ca…
Với tiêu chí mới Khoa học - Đời sống thay
cho Khoa học - Giáo dục trước đây, có thể thấy
được các chương trình trên VTV2 cần thay đổi
rất nhiều?
Bắt đầu từ năm 2016, chúng tôi đã tiến hành xây
dựng Khoa giáo trở thành kênh nâng cao chất lượng
sống hàng đầu Việt Nam với những loạt chương
trình về sức khỏe, gia đình… Cùng quyết tâm trở
thành
Kênh khoa học và đời sống, niềm tin yêu của
mọi nhà
, những người làm khoa giáo tự tin sẽ làm
chủ cuộc chơi trong một thị trường rất mới mẻ và
thách thức. Nhưng với quyết tâm lớn thôi chưa đủ,
để đạt được thành công theo đúng mục tiêu đề ra,
Khoa giáo cần phải thay đổi và đổi mới toàn diện.
Không chỉ các chương trình mới như
Giao lưu Việt
Nhật
mà các chương trình cũ như:
Hành trình khám
phá, Pháp luật & Cuộc sống, Kiến thức cộng đồng
…
cũng đều được đầu tư, nâng cao nội dung. Đặc biệt,
hai chương trình
Giờ gia đình
và
Thay đổi cuộc sống
(
Change Life
) với chất lượng cao, phát sóng giờ vàng
đã thu hút được lượng lớn người xem, đồng thời
mang lại những ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Các chương trình khác như:
Nhật Bản đồng hành,
Bạn của nhà nông, Sạch hay bẩn…
cũng được đổi
mới trong phương thức thể hiện. Đặc biệt, năm
2016, nhiều ekip của Khoa giáo đã thực hiện các đề
tài làm phim ở nước ngoài như: Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc… Việc phối hợp sản xuất phim ở nước
ngoài không chỉ giúp tiết kiệm kinh phí sản xuất mà
còn củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
phóng viên, biên tập.
Khán giả giờ đây đặc biệt có hứng thú với
những thông tin trên Internet, nhất là thông qua
các mạng xã hội. Điều đó có ảnh hưởng và tác
động gì tới việc xây dựng chương trình cũng như
cách thức truyền tải nội dung tới khán giả của
VTV2 trong thời gian tới?
Công nghệ thông tin và Internet đã và đang thay
đổi cách xem truyền hình truyền thống. Công nghệ
mới cạnh tranh với truyền hình nhưng cũng đồng thời
tạo thêm cơ hội gia tăng nền tảng truyền dẫn, tính
tương tác cho các chương trình. Giờ đây,
m
ột kênh
truyền hình muốn thành công ngoài việc có nội dung
hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo
còn cần
tận dụng được
ưu thế của công nghệ thông tin và mạng Internet.
Chúng ta nhìn thấy rất rõ, trong cuộc cạnh tranh
công nghệ ngày càng khốc liệt hiện nay, tỉ lệ quảng
cáo trên truyền hình cũng chịu sự chia sẻ với công
nghệ số trên Internet. Chính vì vậy, song song với
việc phát trên hạ tầng truyền hình, chúng tôi sẽ chú
trọng nhiều đến hạ tầng Internet để phủ rộng các
chương trình, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình mọi
lúc, mọi nơi; trên mọi phương tiện đồng thời khai thác
được tối đa nguồn tài nguyên đã được số hóa và lưu
giữ trên hệ thống server trong hơn một năm qua.
Ngành truyền hình đang đối mặt với rất
nhiều khó khăn, bởi vậy, mỗi thành công lúc này
đều mang lại những bài học giá trị. Sự quan tâm
của khán giả với chương trình
Chuyện đấy là
chuyện nhỏ
có phải là minh chứng cho thấy, khung
giờ thấp điểm sẽ không hề thua kém khung giờ
vàng nếu biết khai thác?
Làm truyền hình như chèo thuyền trên dòng nước
ngược, ai lơi tay sẽ tụt lại phía sau. Ở Ban Khoa
Ông Đỗ Quốc Khánh - Trưởng ban Khoa giáo:
Lơi tay chèo
sẽ tụt lại phía sau
Dù đã và đang làm rất tốt công việc của mình nhưng đội ngũ những người
làm truyền hình khoa giáo vẫn luôn canh cánh lời giải cho những câu hỏi
lớn, đầy thách thức: Phải tiếp tục làm gì để đóng góp tốt nhất cho VTV2 nói
riêng và VTV nói chung? Mỗi cá nhân sẽ phải làm gì để đảm bảo cho tương lai?
Trước thềm năm mới, nhà báo Đỗ Quốc Khánh - Trưởng ban Khoa giáo đã chia
sẻ những trăn trở về giai đoạn làm nghề với nhiều nỗi âu lo nhưng cũng
mang lại không ít cơ hội lớn cho những suy nghĩ không giới hạn.
Yến Trang
(Thực hiện) - Ảnh:
Hải Hưng
Cuộc thi Robocon do Ban Khoa giáo tổ chức
Chương trình Thay đổi cuộc sống
Ảnh: Hải Hưng
Xuân Đinh Dậu 2017