47
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Những quãng đường trơn ngập ngụa
bùn... Chúng tôi rất hãnh diện khi là người
đầu tiên của VTV đến cột mốc số không.
Để đến cột mốc này, khi vào A Pa Chải
chúng tôi đã phải đi bộ cả đi lẫn về là 10
giờ đồng hồ. Lần đầu tiên, tôi và các thành
viên trong đoàn được chứng kiến những
điệu múa bốc lửa, hoang dã của người Hà
Nhì hay đến thế...”
Với đội ngũ phóng viên truyền hình
tiếng Dân tộc, những chuyến đi vất vả,
gian nan như vậy là chuyện... cơm bữa.
Bù lại, họ được chứng kiến thiên nhiên
tuyệt sắc, các nét son văn hóa rực rỡ
nhất, các phong tục kì lạ, thu vào ống kính
những hình ảnh thanh bình, độc đáo ở các
bản làng trên núi cao, mây mù. Những
cung đường mùa xuân với hoa mận, hoa
đào dẫn lên miền Tây Bắc, đến với hội xòe
của đồng bào Thái, hội xuống đồng của
người Hà Nhì, Tày, Nùng… luôn là những
ấn tượng tuyệt vời với họ.
Bám sát mọi mặt và thấu hiểu các vấn
đề về dân tộc và miền núi nên đội ngũ
VTV5 đã đóng góp cho các kênh sóng
của Đài nhiều series phim tài liệu, kí sự
chất lượng về mảng đề tài này. Những
series phim tài liệu, chương trình đặc sắc
về vùng cao phát trên các kênh sóng của
Đài nhân dịp Tết Nguyên đán luôn mang
thương hiệu của VTV5.
DIỆN MẠO MỚI
SAU 18 NĂM PHÁT TRIỂN
Với mục tiêu phục vụ tối đa nhu cầu
của đồng bào dân tộc ở mọi vùng miền
trên cả nước, phù hợp với xu hướng phát
triển của truyền hình hiện đại ở nhiều
nước tiên tiến trên thế giới, sau 18 năm
thành lập, phát triển, kênh Truyền hình
tiếng dân tộc (VTV5) giờ đã là kênh truyền
hình quốc gia chuyên biệt. Đồng bào dân
tộc thiểu số theo từng vùng miền được
xem các chương trình truyền hình được
thiết kế riêng, bằng chính ngôn ngữ của
dân tộc mình.
Từ tháng 1/2016, Ban Truyền hình
tiếng dân tộc đã chính thức phát sóng
kênh VTV5 Tây Nam bộ. Nội dung các
chương trình phản ánh toàn diện về đời
sống, kinh tế - xã hội của các tỉnh khu vực
Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, đáp ứng nhu
cầu thông tin, văn hóa ngày càng cao của
đồng bào dân tộc Khmer trong khu vực.
Đây là kênh truyền thông quan trọng góp
phần tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc đến với đồng
bào dân tộc Khmer.
Đến tháng 10/2016, kênh truyền hình
quốc gia VTV5 Tây Nguyên chính thức ra
mắt khán giả cả nước. Kênh sóng không
chỉ phản ánh toàn diện về đời sống, kinh
tế - xã hội của 5 tỉnh Tây Nguyên và các
tỉnh khu vực miền Trung mà còn góp
phần tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc và miền núi.
Năm 2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Tổng Giám đốc Đài THVN, Ban Truyền
hình tiếng dân tộc đã tham gia Hội đồng tin
tức của Đài, là đơn vị chịu trách nhiệm sản
xuất, cung cấp tin thời sự chủ đạo ở khu
vực Tây Nguyên. Việc sản xuất tích cực
và chất lượng các tin bài tại khu vực Tây
Nguyên luôn đảm bảo tính thời sự, kịp thời
và đã được lãnh đạo Đài đánh giá cao.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm
việc với Đài THVN tháng 7/2019 về việc
phát sóng chuyên biệt các kênh truyền
hình tiếng dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu
khán giả là đồng bào dân tộc ít người tại
các khu vực, Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp phép cho Ban Truyền hình tiếng dân
tộc sản xuất, biên tập và phát sóng 4 kênh
truyền hình tiếng dân tộc độc lập, chuyên
biệt. Bao gồm VTV5 Tây Nam bộ, VTV5
Tây Nguyên, VTV5 Tây Bắc, VTV5 Đông
Bắc với thời lượng phát sóng 24 giờ/ngày
trên mỗi kênh. Song song với đó là kênh
VTV5 gốc phát sóng toàn quốc.
Thực tế cho thấy, chất lượng chương
trình trên các kênh sóng VTV5 ngày càng
được nâng cao cả về nội dung, hình thức
thể hiện. Kênh VTV5 đã xây dựng được
tủ dữ liệu để các đài PT-TH trên cả nước
có thể gửi tin bài nhanh nhất, khai thác dữ
liệu khi cần. Tin tức phát sóng luôn nhanh
chóng và kịp thời, nhận được nhiều ý kiến
phản hồi tích cực từ khán giả cả nước.
Các chương trình góp phần nâng cao
nhận thức của bà con đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn, tránh sự xúi giục, lôi kéo
của các thế lực thù địch, góp phần duy
trì và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của
đồng bào. Các chương trình phổ biến
kiến thức đã giúp bà con thay đổi nhận
thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; các chương trình về y tế góp phần
thay đổi tư duy lạc hậu của đồng bào
trong việc phòng, khám và chữa bệnh;
các chương trình về an toàn giao thông
được truyền tải đến bà con bằng các tiểu
phẩm hài hước, dễ nhớ đã đạt hiệu quả
tốt trong việc tuyên truyền và phổ biến
cho đồng bào ý thức chấp hành luật khi
tham gia giao thông…
Trọng trách phát triển các kênh truyền
hình tiếng dân tộc độc lập, chuyên biệt ở
các khu vực mà Đảng và Nhà nước giao
phó vẫn đang được đội ngũ những người
làm truyền hình tiếng dân tộc nỗ lực thực
hiện. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng
cũng đầy ý nghĩa với tập thể Ban TH tiếng
dân tộc. Những bước tiến mới đầy vững
chắc của VTV5 trong thời gian gần đây là
minh chứng và động lực để những người
làm truyền hình tiếng dân tộc tiếp tục vững
vàng trong chặng đường phía trước.
CẨM HÀ
Tác nghiệp tại vùng cao