44
kết và khẳng định vị thế của người Việt,
của đất nước Việt Nam. Với những người
làm chương trình, mỗi lần khép lại một
gala, gần như ngay lập tức họ lại bắt tay
vào chiến dịch tìm kiếm những câu chuyện
mới cho chương trình kế tiếp. Biên tập
viên Hoàng Linh, phó phòng Tiếng Anh,
Ban Truyền hình Đối ngoại cho biết: “Điều
khó khăn nhất là làm sao tìm được câu
chuyện đặc sắc cho những ý tưởng mới
lạ. Vì năm trước chương trình được khán
giả ghi nhận, khiến năm sau chúng tôi phải
cố gắng tìm được những ý tưởng độc đáo
hơn và những câu chuyện hay hơn”. Thật
khó có thể hình dung, suốt 10 năm qua,
chương trình nào cũng vậy, từ khi bắt đầu
thực hiện đến khi phát sóng, tuần nào ekip
cũng họp, có tuần họp 2 buổi và có những
cuộc họp tới 2 giờ sáng. Bởi khi có một ý
tưởng mới nảy sinh hoặc đơn giản là nhân
vật từ chối hợp tác tức là phải thay đổi kết
cấu kịch bản, cách thể hiện... Hơn nữa,
địa bàn tác nghiệp ở khắp nơi trên thế giới,
mỗi chuyến công tác kéo dài hàng tháng
trời nhưng với kinh nghiệm và sự thiện
chiến của mình, đặc biệt là với tinh thần
làm việc “chúng ta là một đội”, ekip đã hỗ
trợ nhau tìm ra những phương án tối ưu
nhất để mang đến cho khán giả chương
trình
Ngày trở về
mỗi năm đều độc đáo,
hấp dẫn ấn tượng và đầy tính nhân văn.
2.
Thời gian qua, các chương trình
của VTV4 không chỉ đạt được
giải thưởng trong nước mà có
những sản phẩm đã đạt giải quốc tế, được
các nhà làm phim chuyên nghiệp quốc
tế đánh giá cao. Đây là động lực lớn để
VTV4 tiếp tục sản xuất nhiều chương trình
chất lượng phục vụ khán giả. Và, để có
những sản phẩm truyền hình chất lượng
thì cần sự đầu tư công phu từ khâu lên
ý tưởng, lựa chọn đề tài, thể loại đến ghi
hình, hậu kì… Có phim tài liệu từ khi lên
ý tưởng đến khi thực hiện xong phải mất
tới 3 năm. Vì thế, đội ngũ thực hiện như
đạo diễn, quay phim, biên tập… phải có độ
kiên trì cao để đi đến cùng với sản phẩm
của mình. Trong hành trình hoàn thiện tác
phẩm, họ gặp không ít khó khăn và chính
sự động viên kịp thời của đội ngũ lãnh đạo
với những hành động cụ thể, sắn tay vào
tháo gỡ những nút thắt cùng nhân viên đã
khiến cho VTV4 có nhiều tác phẩm
để đời
,
ghi dấu ấn trong lòng khán giả.
Ban Truyền hình Đối ngoại đã tích cực
phát động phong trào các phóng viên, biên
tập viên nghiên cứu, đề xuất ý tưởng, tham
gia sản xuất các phim tài liệu thuộc dự án
VTV đặc biệt
- một không gian đầy thách
thức để những người làm truyền hình của
VTV thỏa sức sáng tạo. Hàng loạt các bộ
phim do các phóng viên của Ban thực hiện
đã gây tiếng vang với khán giả như:
Những
đứa con của cuộc chiến, Kỉ vật chiến tranh
- Hành trình trở về, Nguyễn Ái Quốc - Ẩn
số từ nước Pháp, Ngục trong rừng, Hành
trình bất tận, Bạn có thấy điều tôi thấy, Hai
nửa thế giới, Câu chuyện trăm năm, Vòng
vây lửa, Giữa những quê hương
... BTV
Thu Hà - người đã từng tham gia nhiều
dự án
VTV đặc biệt
của Ban Truyền hình
Đối ngoại chia sẻ: “Đây thực sự là một
thách thức trong nghề. Chúng tôi vẫn đùa,
phóng viên phải có tâm thế
kiên cường
như thể bước vào một trận chiến. Mặt
khác, công việc quản lí, sản xuất thường
nhật chiếm nhiều thời gian nên chúng tôi
rất căng thẳng mỗi khi đảm nhiệm một dự
án đặc biệt. Rất may mắn, để giải toả tâm
lí này, Lãnh đạo Ban đã tạo điều kiện, ưu
tiên ở mức tối đa về nhân lực, vật lực để
sản xuất chương trình”.
Với tâm niệm cần phải phát triển trên
nền tảng kiến thức vững chắc đã được
trang bị từ nhiều năm mới cho ra được
những sản phẩm chất lượng cao nên các
phóng viên VTV4 luôn lựa chọn các đề tài
thuộc mảng đối ngoại. Đây là yếu tố quan
trọng hàng đầu để tạo ra sự khác biệt và
cũng là thế mạnh của họ. Ví như, bộ phim
Những đứa con của cuộc chiến
hay
Ngục
trong rừng
, ý tưởng phát lộ trong quá trình
đội ngũ phóng viên tìm đề tài cho chương
trình
Ngày trở về
. Với thời lượng hạn chế
của
Ngày trở về
, họ đã để dành đề tài, tiếp
tục đầu tư nghiên cứu sâu hơn trong nhiều
năm, đến khi chín muồi thì phát triển, sản
xuất phim tài liệu
VTV đặc biệt
. Điều quan
trọng hơn là, mỗi BTV khi bắt tay vào làm
phim đều đặt mình trong tâm thế của một
nhà nghiên cứu thực thụ về cả nội dung
lẫn hình thức thể hiện. Mỗi bộ phim mất
trung bình từ 1 - 2 năm để nghiên cứu nội
dung và đưa vào sản xuất. Nếu thiếu tính
kiên nhẫn, bền bỉ của một người nghiên
cứu thì khó đi đến được tận cùng của vấn
đề, lật ra những chi tiết mới mà
VTV đặc
biệt
yêu cầu.
Hậu trường ghi hình của phóng viên VTV4
cho chuyên mục
Góc nhìn
ở Trường Sa lớn
CÂU CHUYỆN TRUYỀN LỬA...
(Tiếp theo trang 43)
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM