51
nhiên, để hấp dẫn được nhiều đối tượng
khán giả thì những người làm nghệ thuật
chính thống như chúng tôi cũng phải có
cách thể hiện mới và hiện đại. Đội ngũ sản
xuất chương trình của Ban Văn nghệ có
thế mạnh là am hiểu sâu sắc nghệ thuật,
việc còn lại là làm sao để sáng tạo, tìm ra
hướng tiếp cận khán giả theo hướng hiện
đại, trẻ trung”. Đặc biệt, đứng trước bối
cảnh truyền thông số, với tâm thế mới và
hoàn cảnh mới, Ban Văn nghệ đang có
những bước thay đổi mạnh mẽ. Với đội
ngũ làm chương trình văn nghệ, cách duy
nhất là phải mới về nội dung và hình thức
thể hiện. Mà nói theo cách của Trưởng
ban Văn nghệ Nguyễn Vọng Ngàn thì:
“Trước hết chúng tôi phải là đổi mới tư
duy của từng cá nhân những người sản
xuất chương trình cho đến lãnh đạo”.
Đứng trước sự thay đổi của nền tảng
số, truyền hình nói chung và các chương
trình văn nghệ nói riêng cũng chịu áp lực
về tỉ lệ người xem đang ngày một giảm
sút. Tuy nhiên, phục vụ người xem không
có nghĩa là phải chạy theo những giá trị
của thị trường. Theo nhà báo Đặng Thu
Hương, người làm văn nghệ trên sóng
truyền hình phải có tiêu chí xây dựng
chương trình có tính thẩm mĩ lâu bền để
tránh sự lãng phí tiền bạc, thời gian và
gây hại cho xã hội. Chị chia sẻ: “Muốn
làm được điều đó, trước tiên ngay từ ý
tưởng của chương trình, chúng tôi đã
phải tạo ra các giá trị cốt lõi để toàn thể
ekip theo đuổi tới cùng. Ví dụ như chương
trình mới nhất là
Không khoảng cách
, giá
trị cốt lõi là dùng âm nhạc kết nối, xóa
nhòa khoảng cách địa lí, không gian, thời
gian giữa con người và con người. Hoặc
chương trình mới đang trong quá trình
triển khai là
Độc bản Duo
có giá trị cốt lõi
là dùng âm nhạc để tăng sự vận động trí
não và thân thể của người Việt, giới thiệu
cảnh đẹp vô giá của đất nước để cùng gìn
giữ cho thế hệ mai sau”.
Là những người có nghề, các biên
tập, đạo diễn, quay phim của đơn vị luôn
tự tin rằng các chương trình của Ban Văn
nghệ không có những lỗi dùng từ chuyên
môn sai, không có chuyện ca sĩ lên sóng
trực tiếp không thuộc lời, không có việc
đưa các thảm họa âm nhạc lên sóng…
Đó là bởi có những chi tiết về lĩnh vực hẹp
của nghệ thuật chỉ có người trong ngành
nghệ thuật mới nhận ra. Nhà báo Đặng
Thu Hương khẳng định: “Chính vì ekip
sản xuất của đơn vị có chuyên môn nghệ
thuật chắc chắn, nên chương trình của
chúng tôi thường đem tới những món ăn
mà khán giả được thưởng thức trọn vẹn,
không phải băn khoăn nhiều về các câu
chuyện bên lề đôi khi khá phức tạp. Tôi
tin, nghệ thuật thuần túy có giá trị cao sẽ
luôn được khán giả đón chờ, mong đợi,
ủng hộ và tạo nên một đời sống tinh thần
thật phong phú, tinh khiết cho chúng ta”.
Trong sự phát triển của truyền hình,
trên các kênh sóng của VTV hiện nay
không chỉ có Ban Văn nghệ là đơn vị sản
xuất các chương trình về âm nhạc, nghệ
thuật, sân khấu. Tuy nhiên, với vai trò của
mình, Ban Văn nghệ vẫn luôn chuyên trở
những giá trị nghệ thuật thuần túy trên
sóng truyền hình để mang đến những tác
phẩm phục vụ định hướng thẩm mĩ nghệ
thuật cho khán giả trong cả nước.
THU HUỆ
Ảnh:
HẢI HƯNG
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Ghi hình một chương trình văn nghệ
Chương trình Chào Xuân