Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

yếu tố ấy không tồn tại riêng. Ban Sản xuất

các chương trình giải trí đã, đang và sẽ

phải làm những chương trình thực sự có

định hướng và có những yếu tố giàu sức

biểu cảm, văn hóa thẩm mĩ và có tính giải

trí. Hai yếu tố đó không đối lập với nhau

mà ngược lại, bổ sung cho nhau, những

yếu tố biểu cảm dẫn dắt cảm xúc của khán

giả, giúp họ quan tâm, thích thú để xem

chương trình. Khi đó, khán giả sẽ tìm ra ý

nghĩa của câu chuyện và cảm nhận được

những bài học cho tâm hồn, trí tuệ, nhân

cách của chính mình và thấy một ngày

của mình có ý nghĩa hơn. Đó chính là

điều mà VTV cũng như kênh VTV3 luôn

mong đợi và hướng tới.

Để đảm bảo được các yếu tố ấy trong

một chương trình là điều cực kì khó. “Khó

bởi vì muốn như thế thì mọi người phải rất

tâm huyết và thực sự phải rất giỏi nghề.

Để kể một câu chuyện thu hút được sự

chú ý của khán giả, nó phải có rất nhiều

yếu tố, từ ngôn ngữ đến hiểu tâm lí của

khán giả và đặc biệt, phải nắm bắt thực

tiễn cũng như đi sâu vào đề tài mình

tìm hiểu thì mới có thể thành công. Tôi

nghĩ rằng, ban đầu bao giờ cũng rất khó

nhưng sẽ tốt hơn và càng ngày chúng ta

sẽ có sản phẩm đáp ứng lòng mong đợi

của khán giả. Chỉ cần làm tốt một chương

trình, ngay lập tức sẽ có sự hồi âm của

khán giả. Khán giả vừa bao dung, vừa

độ lượng, vừa nghiêm khắc nhưng họ rất

chờ đợi những gì VTV đang làm. Tôi cho

rằng, để đền đáp được tình cảm ấy của

khán giả, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa”

– nhà báo Tạ Bích Loan tâm sự.

Làm chương trình giải trí nhưng phải

mang tính định hướng – đây là một bài

toán rất khó và đôi lúc những người làm

chương trình cũng thấy bất khả thi. Tuy

nhiên, lời giải duy nhất chính là dựa vào

đội ngũ, dựa vào những con người làm

nghề và truyền cho họ một niềm tin phải

làm chương trình có ý nghĩa, có tính nhân

văn, có những gửi gắm sâu sắc bên trong

nhưng phải rất thu hút, thú vị. “Quan trọng

với một đội ngũ là phải có một mục tiêu,

một bài toán để các bạn sẽ tự giải rồi

chúng ta tập hợp đội ngũ lại làm. Bài toán

ấy chính là các nhiệm vụ đặt ra. Và đội

ngũ sẽ được kết nối lại để các bạn cùng

nhau có sản phẩm thú vị. Khi có những

sản phẩm thú vị, chúng ta sẽ phải tạo tiếp

động lực bằng cách tuyên dương hay nói

về những điều tốt mà các bạn sẽ học tập,

học hỏi. Mất rất nhiều thời gian nhưng tôi

tin rằng xây dựng một đội ngũ là điều quan

trọng trong bất cứ một tổ chức nào, nhất

là những tổ chức sáng tạo” – nhà báo Tạ

Bích Loan chia sẻ.

VTV là một môi trường làm việc khắc

nghiệt. Và để tồn tại ở VTV cũng như ở

Ban Sản xuất các chương trình giải trí, đội

ngũ làm việc phải là những người thực

sự tài năng. “Điều tôi thích nhất ở đội ngũ

của mình là các bạn rất có tâm. Ví dụ như

các bạn làm câu chuyện một người cả đời

chỉ đi gõ đường tàu, ngày nào anh cũng

xem có đinh nào rơi lại vặn vào. Tuy lương

thấp nhưng anh rất tự hào về công việc

của mình, để đảm bảo cho những chuyến

tàu an toàn. Hay câu chuyện về một bạn

viết chữ đẹp sau trở thành nghề, được cả

thế giới trân trọng vì viết chữ đẹp cho các

hãng. Những câu chuyện tốt đẹp như thế

đã truyền cảm hứng cho xã hội. Các bạn

đã tự tìm ra được những câu chuyện rất

xúc động có nghĩa là các bạn rung động

với cuộc sống này. Đó là điều tôi cảm thấy

đáng nuôi dưỡng, đáng tự hào” – nhà báo

Tạ Bích Loan chia sẻ.

LÊ HOA

Ảnh:

HẢI HƯNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ...

(Tiếp theo trang 41)

Các MC của chương trình

Cafe sáng

Cuộc thi

Đường lên đỉnh Olympia

đã bước sang tuổi 20

NĂM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM