32
Từng bước hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật
sản xuất theo hướng hiện đại, áp dụng
công nghệ thông tin mạnh mẽ, tối ưu
hóa quy trình sản xuất để nâng cao
chất lượng sản xuất và phát sóng các
chương trình truyền hình.
Hệ thống sản xuất và phát sóng
khép kín trên nền tảng file kéo theo việc
thay đổi về tư duy quản lí, sắp xếp lại
mô hình sản xuất theo hướng tập trung,
giúp tận dụng tài nguyên và tiết kiệm chi
phí. Hệ thống sản xuất âm thanh stereo
dần thay thế âm thanh mono, đáp ứng
tốt yêu cầu sản xuất và phát sóng các
chương trình truyền hình trong một hệ
thống âm thanh đồng bộ với các phòng
lồng tiếng và phòng thu thiết bị hiện đại.
Trường quay giờ đã trở thành một tổ hợp
đa chức năng có thể thực hiện sản xuất
tiền kì, hậu kì và truyền tín hiệu. Cùng với
các thiết bị số chuyên dụng, việc sử dụng
hiệu quả ánh sáng và những phần mềm
ứng dụng của mô hình trường quay ảo
kết hợp sự hiệp lực của các kĩ thuật viên
đã tạo nên sự đa dạng trong thể hiện nội
dung trên làn sóng. Hệ thống dựng hậu
kì cũng có những bước đột phá. Từ việc
dựng trên các máy analog đồng thời ghi
và lưu trữ trên băng từ đã dần được thay
thế bằng các máy digital, ghi và lưu trữ
trên thẻ nhớ.
TRUNG TÂM MỸ THUẬT:
TRUYỀN THỐNG, SÁNG TẠO,
ĐỔI MỚI, HIỆN ĐẠI
Từ buổi ban đầu của Đài THVN, Trung
tâm Mỹ thuật đã góp phần không nhỏ vào
thể hiện buổi phát sóng truyền hình đầu
tiên với hình hiệu là bản đồ Việt Nam trên
nền trống đồng cùng dòng chữ Vô tuyến
Truyền hình Việt Nam do họa sĩ Hoàng
Sùng chỉ đạo. Hình hiệu vẽ bằng bìa và
màu nước, tuy đơn giản nhưng đậm chất
mĩ thuật cũng như tâm huyết của người
họa sĩ dành cho buổi phát sóng có ý nghĩa
to lớn này. Hình hiệu được sử dụng trong
suốt 10 năm tiếp theo cũng được họa sĩ Lê
Minh Sơn thể hiện rất kì công.
Các họa sĩ của Trung tâm đã luôn tự
tìm tòi, phát huy khả năng sáng tạo để thiết
kế sân khấu trên sóng truyền hình, thể
hiện thành công và phong phú các thể loại
chương trình. Từ những hình hiệu đơn giản
ban đầu, các họa sĩ tiếp tục phát triển với
thiết kế sân khấu, chế tác đạo cụ các vở
kịch. Và sau này, thiết kế sân khấu game
shows được các họa sĩ thể hiện rất sinh
động đem đến một sự đột phá về hình thức
trên các kênh sóng. Với sức sáng tạo của
mình, các họa sĩ của Trung tâm đã thiết kế
và thực hiện các chương trình lớn của Đài
THVN như các giải:
Sao Mai
,
Con đường
âm nhạc
, các chương trình THTT các sự
kiện lớn của đất nước. Trung tâm cũng đã
thiết kế và thi công trường quay và khu sân
vườn trường quay ngoài trời rất ấn tượng,
đây là một điểm nhấn trong mặt bằng cảnh
quan chung của Đài THVN.
Trong thời đại công nghệ 4.0, Trung tâm
Mỹ thuật tiếp tục áp dụng công nghệ nhiều
hơn trong thiết kế, sản xuất sân khấu, áp
dụng công nghệ mới về hình hiệu, nhận
diện kênh, đồ họa 3D realtime, trường quay
ảo. Công nghệ góp phần giúp Trung tâmMỹ
thuật giữ vững được vị thế của mình trong
định hướng thẩm mĩ của khán giả truyền
hình, đồng thời làm cho thông tin đến với
nhiều đối tượng hơn, theo cách phổ quát
nhất, nhanh chóng nhất.
Với các đóng góp của mình, Trung tâm
Mỹ thuật đã được Thủ tướng tặng bằng
khen của Thủ tướng chính phủ (2005),
Huân chương lao động hạng Ba, nhiều
bằng khen của Tổng Giám đốc Đài THVN
cho tập thể và cá nhân, cờ thi đua của Đài
THVN.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG NGHIỆP VỤ TRUYỀN HÌNH:
PHÁT TRIỂN CẢ
LƯỢNG VÀ CHẤT
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ truyền hình (Vietnam Television Training
Centre, viết tắt VTVTC) thành lập ngày
06/02/1991, là đơn vị trực thuộc Đài THVN,
có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người
lao động thuộc VTV và hệ thống THVN trong
cả nước.
Ngay từ những năm đầu thành lập,
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
ĐỒNG HÀNH CÙNG...
(Tiếp theo trang 31)
Hội thảo tư vấn Tòa soạn hội tụ do Trung tâm Đào tạo tổ chức
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM