Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

Những năm đầu thập niên 2000, xu

hướng xã hội hóa đã gần như chiếm lĩnh

sóng truyền hình, nhất là mảng giải trí,

phim truyền hình. Hoạt động đặt hàng

xã hội hóa đã tác động rất mạnh đến mọi

hoạt động và con người ở VFC thời điểm

đó. Khó khăn đầu tiên là việc mất mát về

nguồn lực sáng tác. Các đơn vị xã hội hóa

“lôi kéo” đội ngũ làm phim, trả tiền thù lao

rất cao, trong khi cơ chế của đơn vị chịu

sự quản lí, cách trả lương theo định mức

quy định của Đài và cung cách làm phim

có phần bị tư duy nặng bao cấp. Để đương

đầu và chống đỡ là bài toán rất khó giải.

“Đến bây giờ tôi phải cảm ơn giai đoạn

đó. Bởi vì VFC, trong đó có tôi, chịu ảnh

hưởng của xu hướng xã hội hóa rất sớm,

buộc phải cạnh tranh, va chạm thị trường,

đồng nghĩa xác định mình phải đương

đầu. Vấn đề đặt ra lúc đó, thúc đẩy nhanh

sự thay đổi thì cần phải biết người biết ta,

đánh giá xem trong tay mình có gì? Tôi

bắt đầu bằng bài toán nhân lực”, “thuyền

trưởng” Đỗ Thanh Hải nhớ lại. Ngay sau

đó, một cuộc cải tổ, cơ cấu lại toàn bộ các

hoạt động VFC trước đây, làm thế nào để

thu hút được những người giỏi nghề, tài

năng cùng gắn bó phát triển trong ngôi nhà

VFC. Thay đổi tư duy về quản trị nhân sự,

cách chi trả lương gắn với hiệu quả công

việc, nâng cao chất lượng và tìm kiếm cơ

hội hợp tác làm phim với nước ngoài học

hỏi kiến thức mới… đã mang đến công

cuộc chuyển mình rõ nét tại VFC.

THU HIỀN

(Xem tiếp trang 28)

Cho đến bây giờ, khi đã 73 tuổi, tôi

quên nhiều lắm, nhưng tôi vẫn nhớ cái

ngày giữa tháng 8/1994, ông Hồ Anh

Dũng - Tổng Giám đốc Đài THVN gọi

tôi đến và nói: “VTV3 đang triển khai

lên sóng nhưng không có phim, anh có

muốn làm phim không”. Tôi là đạo diễn

phim, dĩ nhiên tôi rất muốn. Dự án Văn

nghệ Chủ nhật, thời lượng 100 phút ra

đời từ đó. Sáng tôi gửi đề cương, trưa

tôi nhận được công văn Tổng giám đốc

Hồ Anh Dũng đồng ý, giờ lên sóng là 2h

chiều ngày 4/9/1994. Lúc đó tôi mới

thấy mình liều. Trong tay tôi chỉ có 2 tập

phim

Mẹ chồng tôi

. Tôi có hai tuần để

thiết kế khung chương trình

Văn nghệ

Chủ nhật

gồm: Bản tin thời sự văn

nghệ, mục Thư giãn, những nhân vật

– tác phẩm với nhân sự chỉ 3 người. Tôi

bắt đầu đi tập hợp, huy động bạn bè,

anh em, đồng nghiệp từ phim truyện

điện ảnh sang để giao việc và guồng

máy bắt đầu chạy.

Tôi không thể quên, chỉ sau 2 tuần

lên sóng,

VNCN

gặp nguy cơ “đứt”

sóng. Làm truyền hình, dù ở thời đại

nào, ngày xưa hay bây giờ, “đứt” sóng

là bị kỉ luật. Lúc đó, tôi chỉ còn 1 bộ

phim

Người tình của cha

để phát sóng

cho tuần tới, ekip làm bộ phim này vẫn

đang đi quay. Cuối giờ chiều thứ Hai,

đạo diễn Đoàn Trúc Quỳnh mang đến

bộ kịch bản

Bản giao hưởng đêm mưa

,

tôi thấy có thể sản xuất phát sóng nên

tôi kí hợp đồng sản xuất luôn. Đêm

hôm đó tôi ngồi phân cảnh, bối cảnh là

sân của Trung tâm Sản xuất phim VFC.

Câu chuyện chỉ xảy ra trong một đêm.

Chúng tôi dùng hai bể cứu hỏa để làm

cơn mưa và phim truyện thứ tư trong

tháng đã hoàn thành. Sau hai đêm

quay, hai ngày dựng, hai ngày lồng

tiếng, chúng tôi thoát nạn “đứt”

sóng.

VNCN

tồn tại hơn 10

năm thì chuyển sang một

hình thái khác. Khi đó,

Đài THVN đã lớn

mạnh,

VNCN

không

thể chỉ phát sóng mỗi

cuối tuần mà phải mở

rộng tần suất phát sóng.

Thế hệ lãnh đạo VFC

sau tôi - anh Đỗ Thanh Hải đã

phủ sóng phim do VFC sản xuất trên

phim Việt giờ Vàng hai kênh VTV1 và

VTV3, chứng tỏ một nội lực rất mạnh

thì mới có thể làm được. Tôi nhìn các

bạn ấy với con mắt khâm phục. Đó

không phải là câu nói “đầu môi chót

lưỡi” mà thực sự khâm phục, vì các bạn

ấy đã trưởng thành mạnh mẽ. Nhiều

đạo diễn vốn là học trò của tôi tại

trường Sân khấu Điện ảnh Việt Nam

hiện nay đang làm việc tại VFC. Khi

đương nhiệm, tôi dìu dắt nhiều bạn ấy,

còn bây giờ các bạn ấy dìu dắt tôi!

Nhân dịp Kỉ niệm 50 năm Đài

THVN, từ kinh nghiệm của bản thân,

tôi muốn chia sẻ suy nghĩ, ai rồi cũng

sẽ trưởng thành trong môi trường rèn

luyện của VTV. Bản thân tôi, nay đã

73 tuổi, khi VFC mời về làm phim

chính luận

Sinh tử

, tôi về ngay và

hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất

sắc. Điều đó chứng tỏ, VTV là “lò

luyện người” rất tốt. Điều duy nhất tôi

tiếc nuối là, VFC chưa có một

trường quay. Thời gian

đương nhiệm, tôi cũng

đau đáu phải có trường

quay mới ra một hãng

phim, mới có thể sản

xuất phim dài tập.

Nhưng đến bây giờ,

VFC vẫn chưa có

trường quay. Tôi không

xem phim VFC sản xuất,

không quay về đơn vị nhưng tôi vẫn

thường xuyên nhận được những cuộc

điện thoại nhờ tư vấn, hỗ trợ từ các

bạn ở VFC. Nhưng chủ yếu đó là câu

hỏi về cách sống, cách xử sự trong

đơn vị chứ không phải chuyện làm

phim bởi bây giờ công nghệ sản xuất

phim khác xưa nhiều. “Đời cua cua

máy, đời cáy cáy đào”, tôi giờ đã nghỉ

hưu, hết trách nhiệm rồi phải “dịch”

sang chỗ khác cho các bạn ấy làm.

Quy luật cuộc đời “sinh lão bệnh tử”,

nhưng nếu có tái sinh, tôi vẫn muốn

làm việc ở VTV, vẫn muốn làm phim

truyền hình tại ngôi nhà VFC.

NSND KHẢI HƯNG

NẾU CÓ TÁI SINH, VẪN MUỐN LÀM PHIM Ở VFC

NĂM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM