Previous Page  65 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 65 / 92 Next Page
Page Background

65

dụng rộng rãi để lên tiếng đòi lại sự công

bằng cho ngôi sao quá cố với nhiều lời

chia buồn và chỉ trích nạn cyberbullying

như: “Thế giới này quá ác độc với em,

mong em yên nghỉ”, “Đây là sự việc

gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những

lời nói ác độc ẩn sau tài khoản mạng xã

hội có thể tước đi sinh mạng của con

người”, “Hãy cùng chung tay đẩy lùi nạn

bắt nạt trực tuyến”…

Đẩy lùi nạn

bắt nạt trực tuyến

Cái chết của Hana Kimura được ví còn

nóng hơn cả dịch bệnh Covid-19 khi nó

khiến người nổi tiếng, các chính trị gia và

người dân thường không ngừng tranh cãi

về cái chết do hậu quả của không gian ảo

gây ra. Hana Kimura chỉ là một trong nhiều

thanh thiếu niên Nhật Bản đi tìm “cái chết

tự nguyện”, mà người ta chẳng thể thống

kê được con số chính xác là bao nhiêu với

hàng trăm vụ mỗi năm, thậm chí có ngày

tới 5 người tự vẫn ở độ tuổi vị thành niên.

Nhất là sau cái chết của Yukiko Okada -

nữ ca sĩ thần tượng của giới trẻ xứ Phù

Tang, từng tìm đến cái chết khi chưa đầy

18 tuổi khi nhảy từ cửa sổ văn phòng hãng

ghi âm trên tầng 7 thuộc một cao ốc chọc

trời ở Tokyo. Tự tử trong giới trẻ là một vấn

nạn đang xảy ra ngày càng phổ biến tại

Nhật. Thế nhưng, sau cái chết của Hana

Kimura, lại có thêm một loại hình tự tử

mới, đó tự tử do bị bắt nạt trên mạng xã

hội. Điều này dấy lên lo lắng trong Chính

phủ và người dân Nhật Bản.

Sau cái chết của nữ đô vật, Chính

phủ Nhật Bản đã bắt đầu lắng nghe ý

kiến sửa đổi các đạo luật trực tuyến

nhằm giúp đỡ những nạn nhân bị rơi

vào tình trạng bắt nạt trên mạng xã hội

“Mọi người cần phải hiểu rõ ranh giới

giữa nhận xét mang tính xây dựng và

lạm dụng việc chỉ trích”, Junko Mihara,

một thành viên của Đảng Dân chủ Tự

do, người đang chịu trách nhiệm quản lí

đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật

trực tuyến, bày tỏ quan điểm.

Theo một cuộc khảo sát năm 2018 do

Ipos tiến hành, Nhật Bản là nước đứng đầu

trong danh sách 28 quốc gia thiếu các biện

pháp phòng chống bắt nạt trên mạng, đồng

thời là nước xếp hạng thấp nhất trong vấn

đề nhận thức cộng đồng về lạm dụng trực

tuyến. Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản cho

thấy, số trường hợp tại các trường học bị bắt

nạt trên mạng đã tăng gấp đôi trong 4 năm

qua. Tuy vậy, việc trợ giúp pháp lí cho nạn

nhân trên không gian mạng tại Nhật hiện

nay vẫn là một dấu bỏ ngỏ. “Trên môi trường

Internet, không có chuẩn mực nào đảm bảo

sự cân bằng giữa tự do và nhân phẩm con

người”, Daisuke Tsuda – tác giả nhiều cuốn

sách về truyền thông cho hay. Ông cảnh báo

việc chống lại quy định cho phép nhà chức

trách thiết lập công cụ truy tìm các tài khoản

ẩn danh, đang ngày càng gia tăng.

Chủ tịch của Fuju TV (đơn vị chủ

quản của chương trình

Terrace House)

Ryunosuke Endo cho biết, ông xin lỗi vì

đã không đưa ra được những hỗ trợ mềm

mỏng và kiên nhẫn cần thiết khi biết Hana

Kimura đang bị bắt nạt trên mạng xã hội.

Ngay sau sự việc xảy ra, kênh truyền

hình này mới bắt đầu có động thái xóa

bỏ những bình luận khiếm nhã về

Terrace

House

và người chơi, đồng thời ra tuyên

bố trì hoãn phần còn lại của cuộc thi.

Sau dấu mốc này, các nhà lập pháp, các

nhà cung cấp Internet mới thực sự bừng

tỉnh về vấn nạn bắt nạt trên không gian

mạng. Yahoo Japan cho biết sẽ phối hợp

với các hãng mạng xã hội khác ra mắt công

nghệ phát hiện các bình luận có tính chất

phỉ báng, bắt nạt người khác, và bảng đánh

giá của các chuyên gia pháp lí về mức độ

phát hiện lời chỉ trích trái chiều ngay trong

tháng này. Còn hãng Twitter sẽ hành động

sớm nhất có thể để chống lại vấn nạn này.

Trong khi đó, Instagram lại khuyến khích

mọi người dân tại Nhật sử dụng công cụ

cảnh báo và liên hệ ngay nhà cung cấp dịch

vụ nếu phát hiện ra những lời lẽ phỉ báng.

Smiley Kikuchi, một nghệ sĩ hài từng

bị phỉ báng vì một tin đồn thất thiệt anh

liên quan đến một vụ ám sát cho biết:

“Cảm giác bị bắt nạt trên mạng thật tồi

tệ. Internet hiện nay phát triển nhanh

hơn luật pháp. Người Nhật dễ bị tổn

thương hơn trong quá khứ rất nhiều, hậu

quả của sự phát triển mạng xã hội. Pháp

luật cần phải thay đổi hành lang pháp lí

để hỗ trợ các nạn nhân bị bắt nạt trên

mạng xã hội là điều vô cùng cần thiết và

không thể trì hoãn thêm nữa”.

Chi Diệp

Những h nh nh cu i cùng c a Hanna Kimura tr c khi qua đời

Nữ ca sĩ Yukiko Okada - m t tr ờng h p

tiêu bi u c a t tử trong gi i trẻ Nhật