53
người trẻ thật ân cần, đặc biệt là vận
động những người thợ săn kì cựu như
anh Nguyễn Văn Hồng từng mỗi năm
bắn, bắt vài trăm con voọc nhưng giờ
trở thành cánh tay phải của anh Tú,
cùng đứng ra bảo vệ đàn voọc. Anh
liên tục gọi điện cho người dân để hỏi
thông tin khu vực nào có đàn voọc
xuất hiện để tôi đến quay. Anh chia
sẻ, người dân nơi đây rất nghèo, và
luôn canh tác ven khu vực gần có đàn
voọc sinh sống, kiếm ăn nên anh đã
nhiều năm vận động và tuyên truyền họ
bảo vệ chúng. Mỗi lần họ gọi điện báo
cho anh về thông tin của đàn voọc thì
anh sẽ gửi họ 20 nghìn tiền mua thẻ
điện thoại nên mọi người rất nhiệt tình.
Chính vì có vệ tinh như vậy nên tổ tự
quản của anh Tú đã nhiều lần khoá xe
của người lạ đến săn bắt các loài thú ở
trong khu vực này rồi báo lên các cấp
chính quyền xử lí.
Hành trình đi rừng tìm kiếm quay
được hình ảnh sinh động của đàn
voọc
của bạn đã diễn ra như thế nào?
Có vất vả như những lần đi “săn”
trước đây không?
Khác với những chuyến đi rừng trước
kia thường kéo dài và phải ăn rừng, ngủ
rừng, dịp này nhờ có công bảo vệ đàn
voọc
của tổ tự nguyện của anh Tú nên
tôi khá nhàn. Có thể nói là nhàn hạ nhất
trong các đợt ghi hình loài linh trưởng quý
hiếm này vì vị trí có đàn xuất hiện đều
được báo thông tin trước khi đến quay.
Có lúc đang quay ở khu vực này lại được
báo là ở khu vực khác có đàn
voọc
xuất
hiện. Nhưng bằng kinh nghiệm quay các
loài linh trưởng trước kia nên tôi luôn kiên
trì quan sát và quay đủ các hoạt động của
chúng trước khi di chuyển đến khu vực
khác. Hoặc tôi hỏi xem đàn kia có gì đặc
biệt thì mới di chuyển. Để có thể ghi hình
đầy đủ được quá trình sinh trưởng và
tập tính của loài linh trưởng hay một loài
động vật như các phim nước ngoài mình
vẫn xem thì ít nhất cũng phải mất một đến
vài năm, nên tôi còn trở lại nơi đây để ghi
hình những lần sau nữa.
Lần này, chỉ có một mình bạn
độc lập tác chiến, kiêm nhiệm tất tật
các khâu tổ chức sản xuất, đạo diễn,
kịch bản và quay phim như vậy, bạn đã
xoay sở ra sao?
Mặc dù có một mình trong công tác
chuyến này nhưng tôi có kinh nghiệm
làm tổ chức sản xuất cho rất nhiều các
đoàn làm phim khác. Cũng may mắn,
lần này tôi có anh Tú luôn sát cánh
bê vác giúp chiếc chân máy nặng hơn
10kg, còn lại các phương tiện máy móc
thì tôi cho vào ba lô và gùi theo. Các
địa điểm ghi hình đều được chọn trước
bởi vệ tinh của anh Tú. Từ nơi ở, tôi di
chuyển bằng ô tô và trung chuyển đồ
đến nơi tập kết, sau đó tiếp tục bằng
xe máy và đi bộ đến các khu vực cần
ghi hình.
Hẳn đây là một kỉ niệm rất đáng
nhớ của Tài Văn? Bạn đã bao giờ có
chuyến tác nghiệp nào “độc hành”
như vậy chưa?
Tác nghiệp độc hành thì năm trước tôi
cũng có đi Mèo Vạc 3 lần để ghi hình cho
phim tài liệu
Huyền thoại Khâu Vai
. Mỗi
chuyến đi là một kỉ niệm khác nhau. Trong
tương lai chắc tôi sẽ thực hiện nhiều
chuyến đi như thế này hơn nữa, nếu như
điều kiện kinh tế cho phép (cười).
Cảm ơn Tài Văn!
Mai Chi
(Thực hiện)
Voọc đen má trắng ở Quảng Bình -
loài đang nằm trong sách Đỏ
Anh Nguyễn Thanh Tú- người đã hơn 10 năm
bảo vệ đàn voọc
Đi tìm dấu đàn voọc