49
đang phun, động đất thường xuyên
và thiên nhiên thì kì thú. Nhưng thật
tiếc là thời lượng của phóng sự quá
ngắn, Nhật Linh có thể chia sẻ thêm
về những trải nghiệm của mình?
Núi lửa, suối nóng và tuyết trắng –
đúng là có rất nhiều điều khiến tôi ấn
tượng về vùng đất này và rất muốn chia
sẻ với khán giả VTV qua những phóng
sự truyền hình mà trong khung thời
lượng hạn chế buộc tôi phải lựa chọn
hình ảnh và thông tin phù hợp. Ấn tượng
mạnh nhất, không chỉ với tôi và quay
phim Khắc Long đâu, mà với chính các
phóng viên Nga khi được hỏi cũng vậy,
là trải nghiệm trên chuyến trực thăng đi
qua những ngọn núi lửa phủ đầy tuyết
đang hoạt động. Khi bay qua khu vực
này, chúng tôi ngửi được cả mùi khói
thoát ra từ lòng núi lửa. Cảnh tượng
kì vĩ và ngoạn mục như trong những
bộ phim về sức mạnh của thiên nhiên.
Dưới chân núi lửa là những suối nước
nóng với nhiệt độ 35 - 40
o
C ngay giữa
mùa đông. Kamchatka được mệnh danh
là vùng đất của núi lửa và những mạch
nước nóng phun từ lòng đất là vì vậy.
Trên bán đảo Kamchatka có đến 300
núi lửa, trong số này có 29 núi lửa vẫn
đang hoạt động. Có núi lửa mà người
dân Kamchatka vẫn gọi là
núi lửa nhà
,
vì chỉ cần mở cửa sổ ra là nhìn thấy.
Có một điều ngạc nhiên là
người dân ở nơi này hiểu rất rõ về
Việt Nam, trong khi ít có người Việt
Nam đặt chân tới đây?
Đây quả thực là điều rất bất ngờ đối
với tôi. Hoá ra người dân ở bán đảo
Kamchatka biết nhiều về chúng ta hơn
những gì chúng ta biết về họ. Tôi mang
theo mấy gói chè và cafe Việt Nam,
những tưởng để quảng bá với các đồng
nghiệp ở Kamchatka. Thế nhưng sau
đó, tôi lại ngồi nghe các bạn kể say sưa
về những chuyến đi đến Việt Nam, về cả
cách nấu phở và thái hành như thế nào
mới đúng (cười). Và phóng sự
Chuyện
Việt Nam ở bán đảo Kamchatka
hoàn
toàn nằm ngoài dự kiến của chúng tôi.
Mỗi năm có khoảng 3 - 4 nghìn người
dân Kamchatka du lịch đến Việt Nam,
trong khi số người Việt Nam đến đây
chỉ tính trên đầu ngón tay. Khách du lịch
châu Á đến Kamchatka chủ yếu là từ
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì
khoảng cách địa lí khá gần. Một điểm
đáng chú ý là ở đây giá cả khá đắt đỏ, từ
phương tiện đi lại đến ăn ở, chi phí sinh
hoạt nói chung là đắt hơn cả Matxcơva.
Ước tính, mỗi du khách chi phí ít nhất
cho một chuyến đi Kamchatka 5 - 7 ngày
khoảng 300 nghìn rub, gần 4.500USD.
Không hề rẻ - đối với cả người Nga,
bởi tuyến bay nội địa từ Matxcơva –
Kamchatka là chặng đường dài nhất và
giá vé thường là cao nhất.
Trong chuyến đi này, ekip đã
thực hiện được bao nhiêu phóng sự
và có điều gì còn luyến tiếc không?
Hiện chúng tôi mới có 3 phóng sự
về Kamchatka lên sóng: Về hành trình
vượt hàng nghìn km của những chú chó
kéo xe trượt tuyết, về câu chuyện Việt
Nam ở Kamchatka, về những ấn tượng
đầu tiên ở vùng đất được biết đến với
tên gọi
Nơi nước Nga bắt đầu
. Vẫn còn
những phóng sự khác đang được hoàn
thiện. Thường thì sau mỗi chuyến công
tác trở về, tôi luôn có cảm giác
giá như
vì những điều chưa kịp làm hay chưa
làm được. Nhưng Kamchatka để lại cho
tôi nhiều luyến tiếc hơn, bởi tôi biết cơ
hội trở lại đây lần thứ 2 không dễ. Một
điều quan trọng với tôi trong chuyến đi
này là tôi học hỏi được nhiều điều từ
những đồng nghiệp Nga khi nhìn các
bạn tác nghiệp và khi xem các phóng
sự của họ được phát sóng trên truyền
hình Nga.
Cảm ơn Nhật Linh!
Thao Giang
(Thực hiện)
“Kamchatka từng là ước mơ của
tôi, và chắc chắn đây là một trong
những chuyến tác nghiệp ấn tượng
nhất của tôi trên hành trình ở
nước Nga. Nếu có cơ hội tôi rất
muốn được quay trở lại. Vì tôi vẫn
còn những điều luyến tiếc và như lời
nhắn nhủ đầy cám dỗ lúc chia tay
của một đồng nghiệp: H y nhớ, còn
một Kamchatka mùa hè khác với
mùa đông”- PV Nhật Linh.
Một ngôi nhà phủ đầy tuyết trắng
như trong chuyện cổ tích
Tượng gấu- một biểu tượng
nổi tiếng ở bán đảo