Previous Page  51 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 51 / 92 Next Page
Page Background

51

âm thanh cho những đoạn phim về một

Sài Gòn li loạn những ngày đó. Và tất

cả những sự kiện này đều phải gắn

chặt với kí ức của người mẹ - nhân vật

chính, để tăng tính cá nhân cho lịch sử.

Với tôi, lịch sử chỉ có ý nghĩa khi được

kể thông qua những trải nghiệm riêng

tư nhất của con người.

Bộ phim này khá là đặc biệt khi

chỉ có mỗi bà Nguyễn Thị Đẹp là ở

Việt Nam còn các nhân vật khác đều

ở nước ngoài. Chị và ekip đã kết nối

với họ như thế nào?

Làm phim khi 5 trong số 6 nhân vật

đều ở Mỹ mà ngân sách không cho phép

sang đó để quay là một thử thách lớn.

Tuy nhiên, chúng tôi đã nghĩ cách để

phỏng vấn các nhân vật qua video call,

và ngoài việc dùng phần mềm ghi màn

hình, chúng tôi nhờ nhân vật đặt một

chiếc điện thoại trước mặt họ để quay

như khuôn hình phỏng vấn, để đảm bảo

chất lượng hình và tiếng. Ngoài ra, các

video tư liệu gia đình, ảnh và ảnh chụp

màn hình họ cung cấp đã giúp chúng

tôi xây dựng câu chuyện mà không cần

phải quay trực tiếp. Đây là giải pháp tốt

nhất phù hợp với hoàn cảnh này.

Cảm xúc của chị trong quá trình

thực hiện bộ phim này như thế nào?

Trong hơn 20 năm tôi làm nghề, cô

Đẹp là một trong những nhân vật đặc biệt

nhất. Là người sinh ra và lớn lên ở Sài

Gòn, được thụ hưởng nền giáo dục miền

Nam xưa, cô luôn khiến tôi kính trọng,

quý mến vì sự chân thành, tự trọng, hiểu

chuyện và ý nhị. Sau lần gặp đầu tiên

khi đi khảo sát cho bộ phim, cô và tôi đã

trở thành hai người bạn, nhờ vậy giữa

chúng tôi đã hình thành sự tin cậy, đồng

cảm, giúp tôi có được những cảnh quay

và phỏng vấn đạt đến sự chân thực.

Thông điệp mà chị muốn truyền

tải khi thực hiện bộ phim này là gì ạ?

Đây trước hết là bộ phim về tình

mẫu tử, một tình cảm cơ bản nhất của

con người. Phim cũng là thông điệp về

tình yêu thương, sự tử tế, tình người ấm

áp giữa những người hoàn toàn xa lạ,

một mối dây kết nối các cá nhân tưởng

mong manh nhưng hoá ra lại bền chặt,

một thế giới mênh mông bỗng chốc gần

gũi lại, vì họ đều có một điểm chung:

tình yêu con người.

Từ

Ba tôi

và bây giờ là

Người

mẹ

, dường như chị đang khai thác

một góc nhìn khác của chiến tranh

thể hiện qua nỗi đau và sự mất mát

của những người phụ nữ?

Tôi sinh ra một năm trước khi chiến

tranh kết thúc, không hề biết gì về chiến

tranh, vì vậy đối với tôi, lịch sử luôn

mang tính cá nhân. Lịch sử của những

điều to tát vĩ đại mà sách giáo khoa

thường nhắc đến chỉ là một nửa của lịch

sử, nửa còn lại chính là những gì in dấu

lên số phận con người. Mỗi con người

đi qua một thời đại đều mang trong

mình một câu chuyện phản chiếu tinh

thần của thời đại đó. Người làm phim kể

lại câu chuyện của họ chính là ghi chép

lại một mảnh khuất của lịch sử.

Hơn 20 năm trong nghề với

nhiều câu chuyện, nhiều tác phẩm

chạm đến trái tim khán giả, điều

khiến chị hạnh phúc nhất khi theo

đuổi công việc này là gì?

Điều khiến tôi hạnh phúc nhất không

phải là bước lên sân khấu nhận giải

thưởng hay được vinh danh ở một liên

hoan phim nào đó, bởi vì giây phút ấy

ngắn ngủi lắm. Tôi hạnh phúc ngay lúc

nghe được một câu chuyện khiến mình

sởn gai ốc vì tưởng tượng làm phim sẽ

hay đến thế nào; hoặc quay được một

đoạn phim hay và mơ mộng sẽ dựng

đoạn phim đó như thế nào, hoặc lúc

rời bàn dựng sau một ngày vật lộn với

một phân đoạn khó nhưng cuối cùng đã

dựng ra được ý; và tôi còn thấy hạnh

phúc ngay cả lúc học hỏi được điều gì

đó mới mẻ thú vị từ các đồng nghiệp.

S

ắp tới, khán giả sẽ tiếp tục

được thưởng thức những tác phẩm

nào của chị?

Lịch sử Việt Nam cận đại với những

cái mốc 45 – 54 - 75 là kho báu vô tận

cho các nhà làm phim. Các thế hệ chứng

nhân của những cái mốc này đang biến

mất dần cùng với những kí ức của thời

đại họ, tôi mong muốn ghi chép và giữ

gìn lại những kí ức ấy.

Xin cảm ơn chị!

Thu Trang

(Thực hiện)

.

Hình ảnh các em bé trên chuyến bay trong chiến dịch Babylift năm 1975

Bà Đẹp sau hơn 40 năm miệt mài tìm con

Chiến tranh đ lùi xa nhưng với

những người phụ nữ đ đi qua

chiến tranh bằng bi kịch cuộc

đời mình thì đó vẫn m i là nỗi

ám ảnh.