45
công mạng của nhóm SEA thực hiện dựa
trên một thành phần trên website được
cung cấp bởi hãng thứ ba. Khi ấy, độc giả
của Washington Post và trang web CNN
đều bị chuyển hướng đến đến trang web
của SEA. Ngay sau đó, mọi nỗ lực phục
hồi đã nhanh chóng diễn ra và các trang
web đi vào hoạt động bình thường.
Tất cả những sự cố này cho thấy, các
cơ quan truyền thông, báo chí là đích
ngắm của tin tặc. Đơn giản là bởi các cơ
quan báo chí và truyền thông là một trong
những nơi luôn có nhiều thông tin cập nhật
nhất. Với hàng chục triệu độc giả tiếp cận
hàng ngày với các luồng thông tin khác
nhau, các kênh báo chí, truyền thông là
nơi dễ dàng nhất để tin tặc tấn công nhằm
xuyên tạc nội dung hay phát tán các thông
tin vi phạm pháp luật. Tương tự, với số
lượng độc giả lớn truy cập cũng như mức
độ tin cậy cao, các kênh báo chí, truyền
thông cũng có thể là kênh phát tán mã độc
tốt nhất, nhanh nhất của tin tặc.
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc
gia có tốc độ phát triển Internet nhanh
nhất thế giới, không gian mạng ở nước
ta cũng xuất hiện nhiều nguy cơ, thách
thức lớn tác động đến an ninh quốc gia
và trật tự an toàn xã hội, như: các thế lực
thù địch, phản động tăng cường sử dụng
không gian mạng để phá hoại tư tưởng,
phá hoại nội bộ, thực hiện âm mưu “diễn
biến hòa bình”, gây mâu thuẫn dân tộc,
kích động biểu tình, bạo loạn nhằm
chuyển hóa thể chế chính trị tại Việt Nam;
vấn nạn tin giả, thông tin sai sự thật, tin
xấu, độc, làm tổn hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đang
diễn ra nghiêm trọng. Trên thực tế, Việt
Nam nằm trong Top 3 Đông Nam Á bị tấn
công mạng nhiều nhất.
Trước yêu cầu phải bảo vệ quyền, lợi
ích và an ninh quốc gia trên không gian
mạng, đến nay có khoảng gần 140 quốc
gia, trong đó có gần 100 nước đang phát
triển đã ban hành Luật An ninh mạng. Đáp
ứng yêu cầu thực tiễn trên, Luật An ninh
mạng của Việt Nam đã được Quốc hội
khóa XIV thông qua tại Kì họp thứ 5, với
tỉ lệ 86.86%, gồm 7 chương, 43 điều, quy
định những nội dung cơ bản về bảo vệ an
ninh mạng đối với hệ thống thông tin an
ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lí hành vi
xâm phạm an ninh mạng; triển
khai hoạt động bảo vệ an ninh
mạng và quy định trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân...
Ngày nay, báo chí ngày càng
áp dụng nhiều công nghệ khác
nhau. Việc phụ thuộc công nghệ
sẽ đi kèm với yêu cầu cần bảo
đảm an toàn thông tin. Việc đảm
bảo an ninh, an toàn thông tin
cần song hành với quá trình chuyển đổi số
trong các cơ quan báo chí truyền thông.
Các công cụ truyền thông của báo chí là
cách giúp người dùng Internet tiếp cận
thông tin nhanh nhất và rộng nhất. Do đó,
báo chí, truyền thông cần truyền đi các
thông điệp nhằm tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.
Tuy vậy, có một điều khá đáng tiếc là hiện
nay chỉ có khoảng 20% các tin tức, thông
tin đề cập tới việc hướng dẫn, khuyến nghị
cụ thể, hỗ trợ người sử dụng internet an
toàn hơn. Một số khuyến nghị được đưa
ra góp phần bảo đảm an toàn, an ninh
mạng trong báo chí truyền thông có thể kể
đến như: thiết lập đầu mối với Cục An
toàn thông tin để nhận các thông tin mới
nhất, cập nhật nhất; xác minh thông tin,
số liệu, cảnh báo… trước khi cung cấp
thông tin diện rộng; tăng cường bảo đảm
an toàn thông tin cho các hệ thống hỗ trợ
báo chí và khả năng tự bảo đảm an toàn
thông tin cho đội ngũ phóng viên, biên
tập viên; tăng cường các bài báo, thông
tin về các biện pháp phòng chống hơn là
các bài viết nêu sự vụ…
Diệp Chi
Theo ước tính của Công ty bảo mật
Kaspersky, tổng thiệt hại cho các vụ
tấn công mạng toàn cầu được ước tính
là hơn 2.100 tỉ USD chỉ trong năm
2019. Chưa bao giờ, việc đảm bảo an
toàn, an ninh mạng lại trở thành vấn đề
cấp bách như hiện nay với mọi quốc
gia. Trong 6 tháng đầu năm 2019,
Đông Nam Á đã ghi nhận 14 triệu hành
vi tấn công mạng các loại.
Báo chí là đích ngắm của nhiều tin tặc
Nhiều cơ quan truyền thông lớn như CNN cũng từng bị hacker tấn công
An ninh, an toàn thông tin là một
trong những vấn đề cấp thiết của
báo chí trong kỉ nguyên 4.0