19
dân tộc. Câu chuyện này cũng có yếu tố
linh thiêng, đề cao sức mạnh “đồng bào”
- sức mạnh của bao thế hệ đã cùng dựng
xây đất nước. Với thủ pháp nghệ thuật
của phim cắt giấy vi tính 2D có tính ước lệ
và khoa trương cao, thông điệp tôi muốn
gửi gắm trong bộ phim là mỗi người Việt
luôn tự hào và có trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Để hoàn
thành bộ phim này, nhóm nghệ sĩ chúng
tôi đã luôn lao động cật lực, vất vả suốt cả
năm trời. Hi vọng bộ phim sẽ ít nhiều đọng
lại trong tâm trí của khán giả những cảm
xúc về tinh thần bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc, cũng là món quà kỉ niệm phim hoạt
hình Việt Nam tròn 60 năm tuổi.
Nếu nhìn lại một loạt phim hoạt
hình Việt Nam gần đây, kể cả phim 2D
hay 3D đều thấy một lượng kiến thức
dày dặn, được xây dựng trên nền tảng
những câu chuyện văn hóa dân gian,
nhân vật lịch sử, câu chuyện lịch sử.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn thiếu góc tiếp
cận để các đối tượng khán giả thật sự
đón nhận được thông điệp gửi qua các
bộ phim hoạt hình. Theo ông nguyên
nhân do đâu?
Hiện nay, có quá nhiều phương tiện
và các kênh dành cho thiếu nhi, không
kể đến Youtube, mạng xã hội. Vậy là có
nhiều phim hoạt hình ý nghĩa của Việt
Nam chưa đến được đúng với thiếu nhi.
Cho dù phim hoạt hình hiện nay dành cho
tất cả đối tượng khán giả, nhưng chúng
tôi vẫn đang thiếu và khó khăn trong cách
tiếp cận này. Nhìn vào hoạt động thương
mại của các bộ phim hoạt hình trên thế
giới, nhiều bộ phim ra rạp, có các hoạt
động ăn theo như đồ chơi, tạo hình nhân
vật. Thế nhưng, ở Việt Nam thì vấn đề này
vẫn chưa được thúc đẩy, phim hoạt hình
bao nhiêu năm nay vẫn khó có những bứt
phá về thương mại. Nhiều khán giả Việt
Nam khi được hỏi cũng không biết nhiều
về phim hoạt hình Việt Nam. Đáng buồn
hơn khi họ có một mặc định tiềm ẩn: phim
hoạt hình VN chán lắm, dù chưa biết nội
dung phim thế nào. Nên dù có sản xuất
rất nhiều phim nhưng cũng để cất kho, bởi
những lí do rất khó nói.
Chính thức theo nghề từ năm
1976, hơn 40 năm gắn bó với hoạt hình
cùng bao thăng trầm, NSND Hà Bắc
được coi là người làm “sống” thể loại
phim hoạt hình, như những cây đa, cây
đề gạo cội của làng hoạt hình Việt Nam.
Những dấu mốc nào ông ghi nhớ nhất?
Tôi tham gia diễn xuất nhiều bộ phim
hoạt hình (hàng chục bộ phim của nhiều
tác giả), đoạt nhiều giải cao trong các
kì liên hoan phim trong nước và quốc
tế. Là giám khảo Quốc tế ở Liên hoan
phim (LHP) hoạt hình lớn: Annecy (Pháp
- 1995), Bruxelles (Bỉ - 1996), Mumbai
(Ấn Độ - 2000). Tôi cũng là một trong
những người làm phim 3D đầu tiên ở
Việt Nam. Tôi đã giành được nhiều giải
thưởng trong các kì liên hoan phim trong
nước và quốc tế (Giải Bạc của Ban giám
khảo LHP ASEAN New Media Arts 2007,
1 Bông sen Vàng, 4 Bông sen Bạc, 1
Cánh diều Vàng, 3 Cánh diều Bạc, 4
Giải cá nhân). Huy chương vì sự nghiệp
Điện ảnh Việt Nam năm 1998. Vinh danh
những giá trị đóng góp, tôi được nhà
nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân
dân năm 2012.
Hãy trả tiền để xem nghệ thuật,
cống hiến không có nghĩa là làm mọi
thứ miễn phí, ông nghĩ như thế nào về
vấn đề này?
Ngày còn trẻ tôi cũng nghĩ đơn giản,
nghệ thuật mà dính đến tiền bạc thì nó
là nghệ thuật rẻ tiền. Đến giờ mình thấy
quan điểm ấy cũng chả sai, chỉ là nó
không hoàn toàn đúng thôi. Bởi về cơ
bản, để sản sinh ra nghệ thuật, nghệ sĩ
phải đầu tư không chỉ rất nhiều chất xám,
mà còn cả tài chính nữa.
Ông có thấy những người dấn
thân cho phim hoạt hình có nhiều thiệt
thòi hơn so với những lĩnh vực khác
trong nghệ thuật không?
Tôi vẫn nói với học trò, khi lao vào lĩnh
vực này là khổ đấy. Cũng như bạn, khi gặp
tôi là bạn nhìn vào danh hiệu của tôi chứ
thực ra để hiểu sâu hơn chắc chắn là khó,
đúng không nào. Đau khổ của một người
đam mê mà chỉ có mình mới hiểu. Nhưng
tôi và học trò của mình đều xác định rõ chân
lí ấy nên chúng tôi rất thoải mái. Chúng tôi
cũng có những hạnh phúc lớn lao mà chỉ
có người làm nghề mới hiểu.
Cảm ơn NSND Hà Bắc!
Hà Hương (
Thực hiện
)
Hình ảnh trong phim
Truyền thuyết đảo xa