16
Trăn trở
mùa hạn mặn
“Chợ” nước ngọt tưới mát
ngày nắng hạn
Cách đây 4 năm, mùa khô năm 2016,
ĐBSCL trải qua trận hạn mặn lịch sử với
mức độ thiệt hại chưa từng có trong hơn
100 năm qua. Gần 1 triệu ha đất sản xuất
không còn màu của sự sống, gây thiệt hại
gần 6.000 tỉ đồng, khiến hàng chục ngàn
người phải li hương tìm kế sinh nhai. Năm
nay, hạn mặn diễn ra gay gắt và nhiều chỉ
số đã vượt ngưỡng năm 2016. Dù đã có
sự chuẩn bị từ trước nhưng những tác
động tiêu cực của hạn mặn lại vượt ngoài
sự tiên lượng của các ngành chức năng
và người dân. Người nông dân một nắng
hai sương phải oằn mình cứu lấy thành
quả lao động trên những cánh đồng cháy
khô gây ấn tượng mạnh với tôi, nếu không
muốn nói là “ám ảnh”. Nhưng khi thực
hiện loạt bài về đợt thiên tai này, tôi rất
ấn tượng với sự chủ động ứng phó biến
đổi khí hậu của bà con nông dân. Cụ thể
là người dân tiến hành cắt vụ, chọn giống
ngắn ngày, chuyển đổi cây trồng,… để
sống chung một cách sáng tạo cùng hạn
mặn nhằm giảm bớt thiệt hại. Dù vẫn ở vị
trí yếu thế trước thiên nhiên nhưng việc
thoát khỏi thế bị động cho thấy ý chí vượt
khó bao đời của cư dân nơi đây. Đặc biệt,
ở những nơi gặp hạn mặn nặng thì xuất
hiện những “chợ nước ngọt” bất đắc dĩ.
Nơi đây không có hoạt động mua, bán mà
chỉ là những giọt nước nghĩa tình được
chắt chiu trao cho nhau hoàn toàn miễn
phí. Sở dĩ gọi là “chợ” cho vui vì mọi người
tụ tập đợi lấy nước nên trao đổi chuyện
nhà, chuyện cửa rất vui vẻ. Dù nhu cầu
nước sử dụng rất là cao, trong khi nguồn
cung có hạn nhưng chính tình làng, nghĩa
xóm bền chặt nên không bao giờ xảy ra
chuyện tranh giành. Người trẻ sẵn lòng
nhường người già, người có sức khoẻ kém
lấy nước trước. Thậm chí, một số người
có xe chở nước về đến tận nhà cho các
gia đình khó khăn, không có phương tiện
vận chuyển. Cái nghĩa, cái tình trong lúc
hoạn nạn thật đáng quý. Vượt lên những
được - mất, thiệt - hơn ở đời, sự san sẻ
yêu thương trở thành chỗ dựa vững chắc
để dân miền Tây thêm rắn rỏi trước thiên
nhiên khắc nghiệt.
Sau loạt tin, bài phát sóng và những
hình ảnh quá trình thực hiện được tôi đăng
trên trang cá nhân thì một số khán giả liên
lạc với tôi ngỏ ý muốn sẻ chia, động viên
người dân gặp khó khăn. Tôi đã kết nối các
mạnh thường quân, nhà hảo tâm với ngành
chức năng, bộ đội biên phòng và người dân.
Ngay sau đó, người dân vùng hạn mặn đã
nhận được sự hỗ trợ tích cực. Nhiều nhất là
dụng cụ chứa nước và gạo. Tôi rất vui khi
tác phẩm của mình đã trở thành cầu nối, để
yêu thương được lan toả. Đó là nguồn động
viên to lớn giúp người dân bị ảnh hưởng bởi
hạn mặn thêm vững tin trước khó khăn.
Chuyện ít kể về phóng viên
nông nghiệp
Địa bàn tác nghiệp của chúng tôi
thường ở nông thôn, một số nơi chỉ
Bước vào những tháng mùa khô, tình trạng nước mặn xâm
nhập sâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) càng khốc liệt.
Tận mắt chứng kiến nỗi nhọc nhằn của bà con trong đợt thiên
tai này, phóng viên Duy Anh (VTV5 - Tây Nam Bộ) chia sẻ về kỉ niệm
tác nghiệp khó quên của mình.
PV Duy Anh (VTV5 – Tây Nam Bộ)
nhật kí phóng viên