Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

Vẻ đẹp của tranh bích họa thôi thúc tôi

tìm về những làng ngoại thành khác. Tôi

nhận ra không chỉ ở Đông Khê, mà các

xã Hồng Thái, Nam Triều, Đại Thắng…

(huyện Phú Xuyên); xã Tích Giang, Phụng

Thượng… (huyện Phúc Thọ) cũng được

trang hoàng bởi bích họa.

Ai đến làng Tạ Xá, xã Đại Thắng

(Phú Xuyên) sẽ bất ngờ bởi cách “phân

công” nhiệm vụ rất văn hóa nơi đây. Mỗi

xóm đều xây dựng cổng và được kẻ vẽ

tên xóm, khẩu hiệu. Ví dụ: cổng xóm đình

được ghi: 

XÓM ĐÌNH Xanh - sạch - đẹp;

XÓM CHÙA đoàn kết - thanh lịch - văn

minh…

Tạ Xá là làng yêu văn nghệ tuồng,

chèo, cũng là nơi sinh ra không ít người có

khả năng hội họa. Làng đã phối hợp, cắt

cử người vẽ tranh tường tạo thêm cảnh

sắc. Mỗi bức mang một chủ đề khác nhau,

như: cảnh lễ hội làng truyền thống, cánh

đồng mẫu lớn, cảnh dọn dẹp đường làng

ngõ xóm, cảnh mô tả hoạt động sản xuất

chăn nuôi…

Khi xuôi sông Hồng đến làng Chử Xá

thuộc xã Văn Đức (huyện Gia Lâm), tôi

càng bất ngờ khi nơi đây đã trở thành “làng

bích họa” với hàng chục bức tranh tường

đẹp. Chử Xá nằm giữa vùng đất bãi rộng,

màu mỡ, bằng phẳng sông nước hữu tình,

gọi là bãi Tự Nhiên. Từ lâu, Chử Xá được

biết đến là mảnh đất trồng rau, củ quả nổi

tiếng cung cấp cho thủ đô Hà Nội và nhiều

tỉnh xung quanh. Vì là đất rau nên tranh

cũng tập trung vào đề tài nét đẹp của một

vùng quê nông nghiệp, mô hình du lịch

cộng đồng. Người vẽ bích họa là các sinh

viên của trường Đại học Sư phạm nghệ

thuật Trung ương, một trong số đó là con

em của làng. Các bạn hăng say thực hiện

theo dự án cấp xã, thổi hồn vào từng bức

vẽ sinh động, ngộ nghĩnh, được người dân

nhiệt tình ủng hộ.

Ông Trần Xuân Điệu, Chủ tịch UBND xã

Văn Đức (huyện Gia Lâm), chia sẻ: “Các

bức tranh trong làng thể hiện rõ nét không

khí sản xuất nông nghiệp, nhiều bức tranh

về rau, củ, quả rất ngộ và đẹp đang được

trồng ở đây. Do vậy đó cũng là cách để xây

dựng thương hiệu, nhãn hiệu rau an toàn

Văn Đức, phát triển vùng sản xuất rau an

toàn đã có truyền thống nhiều năm qua”.

Thôn quê thêm nhiều

sức sống

Tạo sức sống mới cho những bức

tường xám, những con ngõ, con phố màu

rêu là chuyện chẳng mới. Nhưng những

đề án, sự chung tay làm đẹp làng quê

bằng tranh tường khiến chúng ta vui vì

con người đã và đang tích cực có những

hành động bảo vệ môi trường. Gắn bó với

quê hương, ông Lâm Văn Điện, Chủ tịch

UBND xã Nam Triều (Phú Xuyên), tâm

sự: “Xã Nam Triều có nhiều chiếc cổng,

con ngõ còn nhuốm màu thời gian, tường

gạch rêu phong. Trong quá trình xây dựng

Nông thôn mới, nâng cao các tiêu chí,

chúng tôi đã mở rộng các góc “cua” trong

thôn, xóm... phục vụ nhu cầu đi lại của

nhân dân. Đường làng, ngõ xóm mở rộng

được thì cũng sẽ tạo “đất” cho các bức

tranh tường. Hiện nay, ở khu vực trường

học nằm trên đường chính của xã đã có

đường tranh và hoa, tạo không gian rất

đẹp. Chúng tôi sẽ từng bước tăng thêm

diện tích tranh tường thể hiện vẻ đẹp nông

thôn đang tiếp tục đổi mới”.

Tôi đã đến một số làng bích họa

trong cả nước và nhận thấy những giá

trị tuyệt vời khi cảnh quan của nhiều ngôi

làng được thay đổi. Tranh tường là món

đồ trang sức tuyệt diệu vùng nông thôn,

đang làm cả nhiệm vụ lấn rác. Khi có tranh

tường, người ta cũng ngại ngùng khi bỏ

rác ra đường. Đây là cách nhắc khéo,

nhắc bằng nghệ thuật, rằng mỗi người hãy

chung tay vì môi trường chung của nông

thôn ngoại thành Hà Nội. Bích họa đã “nói”

được rất nhiều và đang ăn sâu vào đời

sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Bích họa, như những bút tích của tình yêu

quê, của mùa xuân rộn ràng, thắm đượm.

Diên Khánh

Ước sao một mai, sẽ nhiều làng nông

thôn ngoại thành Hà Nội không chỉ phát

triển, đô thị hóa, mà hoa vẫn được nở

trên tường xám, những sinh hoạt văn

hóa làng, cảnh đẹp quê hương đất nước

đổi mới sẽ lan sang nhiều làng khác.

Tranh tường làng Đông Khê, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng)

Vẻ đẹp tranh tường Chử Xá.