

Trần Nguyên Đán có quyền tự hào
là một trong số không nhiều họa sĩ
đồ họa tiêu biểu của Mỹ thuật
Việt Nam suốt từ nửa cuối
thế kỉ XX sang đầu thế
kỉ XXI. Tranh ông đáng
chú ý ở chỗ: bao giờ
cũng nổi bật tinh
thần dân tộc Việt từ
bố cục, mảng đậm
nhạt đến đường
nét, màu sắc… thậm
chí cả cái duyên
dáng làm điệu cũng có
hồn dân tộc”.
Họa sĩ Trần Nguyên Đán vẽ nhiều,
nhưng ông không có ý định giữ tác
phẩm làm tài sản riêng để sau này
làm bảo tàng cá nhân. Ông mong
muốn trao gửi nó vào tay nhà sưu
tập, bảo tàng nghệ thuật trong và
ngoài nước để tiếp tục gìn giữ, phát
huy giá trị nghệ thuật đồ họa tranh
khắc gỗ Việt Nam. Sau gần 50 năm
sáng tác, gìn giữ tranh và các mộc
bản tại nhà riêng, đến nay, một
phần sự nghiệp sáng tác tranh khắc
họa của họa sĩ Trần Nguyên Đán đã
nằm trong bộ sưu tập của nhà sưu
tập Nguyễn Thị Thu Hòa. Bà cho biết,
bà cảm thấy tự hào khi đã sưu tập
được hơn 100 tác phẩm của họa sĩ
Trần Nguyên Đán. “Đây là họa sĩ có
nhiều tác phẩm như cây cầu nối
truyền thống với hiện đại, là họa sĩ
đầu tiên tôi sưu tập được tác phẩm
một cách hệ thống, từ những tác
phẩm đầu tay khi họa sĩ còn ngồi
trên ghế nhà trường cho tới những
sáng tác gần đây của ông” - bà Thu
Hòa chia sẻ.
Ở Việt Nam, nhiều họa sĩ hiện nay
không muốn hoặc không có điều
kiện để giữ lại những tác phẩm làm
nên dấu ấn, thương hiệu và phong
cách của mình. Do vậy, rất cần
thêm các nhà sưu tập để gìn giữ
những di sản hội họa. Cái duyên của
họa sĩ Trần Nguyên Đán với nhà sưu
tập Nguyễn Thị Thu Hòa cũng chính
là mong muốn của nhiều họa sĩ.
Mong rằng, sẽ có thêm những nhà
sưu tập đi theo từng họa sĩ và hình
thành những bộ sưu tập trọn đời để
có thể giới thiệu tới công chúng
những gương mặt ấn tượng với
những tác phẩm giá trị, giàu tính
nhân văn.
Mai Chi
19
PAY TV
quên lãng trước rất nhiều loại hình
nghệ thuật đương đại. Người làm
tranh khắc gỗ chuyên
nghiệp của Việt Nam
ngày càng ít, thậm
chí, chỉ đếm trên
đầu ngón tay,
những sản phẩm
làm ra lại chủ yếu
phục vụ du khách
nước ngoài muốn
tìm kiếm sự mới lạ.
Vậy nhưng, vẫn
có những nghệ sĩ cả
đời cố gắng không ngừng
nghỉ trong việc dung hòa các
yếu tố truyền thống trong đời sống
hiện đại.
Trong số những con người đáng
kính đó có họa sĩ Trần Nguyên Đán.
Sinh ra và lớn lên mảnh đất Kinh
Bắc, nơi có làng tranh Đông Hồ -
tranh khắc gỗ nổi tiếng, Trần Nguyên
Đán tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Công nghiệp (nay là Đại học
Mỹ thuật Công nghiệp) năm 1966.
Ông là hội viên ngành đồ hoạ Hội Mĩ
thuật Việt Nam từ 1974, đã từng làm
việc tại Vụ Bảo tồn bảo tàng, Bộ
Văn hoá; cán bộ Bảo tàng Mĩ thuật
Việt Nam, làm Phó Giám đốc Bảo
tàng Mĩ thuật (1981- 2003); Ủy viên
Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành
đồ hoạ khoá III; Ủy viên Ban chấp
hành, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật
Hội Mĩ thuật Hà Nội (1984 - 1994). Cả
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
nghệ thuật của ông dành trọn cho
nghệ thuật tranh khắc gỗ Việt Nam.
Hơn nửa thế kỉ, ông đã thử nghiệm
đồ họa trên các chất liệu và đề tài.
Tranh của ông hiện có mặt trong
nhiều bảo tàng: bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, bảo tàng Mỹ thuật
TP.HCM, bảo tàng Đà Nẵng… Năm
2007, hoạ sĩ Trần Nguyên Đán đã
được tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học Nghệ thuật đợt II. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa từng
nhận xét: “Họa sĩ Trần Nguyên Đán
là gương mặt đặc biệt trong làng
Mĩ thuật Việt Nam bởi ông chuyên
tâm triệt để vào một chất liệu duy
nhất, tranh khắc gỗ… Với rất
nhiều giải thưởng đã giành được,
Tác phẩm Chùa Cầu Nhật Bản Hội An