Previous Page  17 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 17 / 64 Next Page
Page Background

17

PAY TV

cũng nghèo. Cuộc sống tuy khốn

khó nhưng vui và nhiều kỉ niệm. Có

một kỉ niệm mà suốt đời ông không

bao giờ quên. Năm 16 tuổi, trái tim

cậu bé Vinh Sử lần đầu biết rung

động trước hình ảnh một cô bạn

học cùng lớp. Đã bao nhiêu năm trôi

qua, nhạc sĩ vẫn nhớ như in những

chiều cùng cô bạn gái đi nhặt

nhành cây trứng cá rồi cùng nhau

rong ruổi suốt buổi chiều mưa.

Trước ngày ra trường, cậu học trò

Vinh Sử quyết định tỏ tình với cô gái

đó. Cậu hẹn cô tới công viên nói

chuyện, nhưng vì nghèo nên không

mua cho cô gái được món quà gì

đáng giá. Trên đường tới nơi hẹn hò,

Vinh Sử nhặt từng ngọn cỏ lên rồi kết

thành một chiếc nhẫn cỏ mang đến

tặng cô gái. “Đến giờ tôi vẫn không

quên được buổi chiều hôm đó. Tôi

và nàng đứng cùng nhau trong một

góc công viên, nhưng khi đó tôi run

không nói nên lời. Đến khi nàng

gặng hỏi có chuyện gì, tôi mới đánh

liều một tay nắm bàn tay nàng, một

tay rút trong túi quần ra chiếc nhẫn

cỏ, đeo vào ngón tay thon dài của

nàng. Lúc đó, nàng cũng bất ngờ,

mặt ửng đỏ, sau e ấp cười nhận lấy

chiếc nhẫn cỏ

của tôi. Từ ngày

đó, hôm nào tôi

cũng qua cổng

nhà nàng. Thế

nhưng, sau một

thời gian bỗng

dưng nàng tỏ ra

lạnh nhạt với tôi,

trốn tránh không

muốn gặp. Phải

nhiều ngày sau tôi

mới gặp được để hỏi chuyện thì

nàng nói, gia đình bắt nàng lấy một

người đàn ông khác. Tôi hỏi lấy ai,

nàng chỉ im lặng. Chỉ đến khi đám

cưới của nàng diễn ra, tôi mới biết

nàng lấy một người Mỹ. Khi thấy

nàng đi theo một người ngoại quốc,

tôi biết lí do nàng bỏ tôi cũng chỉ bởi

một chữ “nghèo”. Nhẫn cỏ của tôi

sao bằng nhẫn kim cương của người

ta. Lần đầu biết yêu, tôi đã hiểu lòng

người đôi khi bạc bẽo lắm...

Biết mình không còn hi vọng gì

nữa, nhạc sĩ đau khổ rất nhiều. Trong

những ngày buồn bã cực độ, ông

viết ca khúc

Làm dâu xứ lạ

tặng

riêng mối tình đầu. Trong đó, có

những câu mà ông đã nói với cô

ngày chia li: “Thôi em theo chồng

làm cô dâu xứ lạ. Bao nhiêu ân tình

giờ tim vỡ theo tim…”. Cũng trong

những ngày dài triền miên sau khi

mối tình đầu tan vỡ, nhạc sĩ hoàn

thành rất nhiều ca khúc dành cho

cô gái ấy:

Nhẫn cỏ cho em, Nhành

cây trứng cá

. Theo nhạc sĩ, chính cô

gái ấy đã khiến ông đau khổ quá

sớm nên những bài hát đầu tiên của

ông mang âm hưởng buồn da diết.

Những mối tình không

trọn vẹn

Nỗi buồn dù lớn đến đâu rồi cũng

phải chôn vào trong tim. Nhạc sĩ để

nỗi đau đó ở sâu trong lòng mình,

tiếp tục sống và sáng tác nhạc. Nhờ

trái tim đa tình, đa cảm, nhạc sĩ Vinh

Sử có một nguồn cảm hứng bất tận

để viết nên những ca khúc để đời.

Sau khi mối tình đầu lên xe hoa, vô

tình lãng quên những lời hẹn thề để

chạy theo cuộc sống sung túc giàu

sang nơi đất khách, nhạc sĩ quay trở

về xóm nghèo và đem lòng thương

yêu một cô bé hàng xóm. Ông nhớ

lại, ngày còn nhỏ,

ông và cô bé

hàng xóm ấy chơi

với nhau rất thân.

Ông vẫn còn nhớ

hình ảnh cô bé đó

ngồi lên chiếc tàu

dừa rồi để cậu bé

Vinh Sử kéo từ đầu

xóm đến cuối

xóm. Sau một thời

gian dài bận bịu

học hành và “chạy theo” mối tình

đầu, Vinh Sử không còn thường

xuyên gặp gỡ, nói chuyện với cô bé

đó nữa.

Khi ra trường trở về xóm nhỏ, gặp

lại cô, nhạc sĩ rất ngạc nhiên bởi cô

bé dễ thương, tinh nghịch hay chơi

kéo tàu dừa với ông đã trở thành

một thiếu nữ xinh đẹp, dịu dàng,

e ấp. Ông kể: “Sau hôm đó, tôi

không ngủ được vì nghĩ đến cô. Vài

ngày sau không gặp, tôi nhớ nàng

da diết, tôi biết mình đã yêu nàng

mất rồi”. Tuy nhiên, ngày đó cô gái

ấy mới ở tuổi trăng tròn, gia đình lại

nghiêm khắc nên dù trái tim nhạc sĩ

nồng cháy một tình yêu nhưng cũng

không dám nói ra. Thế nhưng, trong

lúc chàng nhạc sĩ đa tình nuôi nấng

tình yêu dành cho cô hàng xóm, đợi

đến ngày chín muồi để thổ lộ, thì

một ngày đi qua nhà cô bé, ông

thấy người ta đang dựng rạp. “Lúc

đó, tôi cứ nghĩ là cưới ai cùng xóm.

Nhưng đến khi chạy lại gần thấy cô

dâu lại là nàng, tôi choáng váng

ngồi sụp xuống. Tôi cảm nhận rõ trái

tim mình đau nhói. Nàng còn chưa

kịp biết đến tình cảm của tôi…”, kể

đến đây, nhạc sĩ bỏ lửng và thở dài

tiếc nuối.

Về sau, nhạc sĩ biết phận mình

nghèo nên hướng sự chú ý đến

những cô gái lao động cùng chung

hoàn cảnh. Có lần, Vinh Sử bị “hút

hồn” bởi một cô gái gánh nước.

Theo lời ông, cô gái ấy tuy vận bộ

quần áo đã sờn rách, bàn chân bàn

tay thô ráp bởi hàng ngày phải

gánh nước thuê, nhưng cô ấy vẫn

toát lên một vẻ đẹp khiến trái tim

đang đau khổ của nhạc sĩ phải

ngây ngất. Nhưng cũng chưa kịp

làm quen và bày tỏ tình cảm của

mình thì Vinh Sử đã không còn gặp

lại cô gái ấy thêm một lần nào nữa.

Nghĩ đến cô gánh nước, nhạc sĩ viết

bài hát

Gái nhà nghèo

với tất cả

niềm thương nhớ và trân trọng dành

cho những cô con gái xuất thân

trong gia đình nghèo. Nhạc sĩ trầm

ngâm rồi nói đùa: “Cứ thất tình

nhiều, đau khổ nhiều như tôi sẽ viết

được nhạc hay thôi”.

Hương Hà

Ảnh: nhân vật cung cấp

Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng, nếu như

chắp nối lại những bài hát, sẽ

thấy hiện lên rõ ràng cuộc đời và

những mối tình đau khổ của ông.

Ông yêu rất nhiều nhưng không

có mối tình nào trọn vẹn. Vì thế

mà hầu hết các bài hát ông viết

đều kể về những câu chuyện tình

buồn, trái ngang...

Nhạc sĩ Vinh Sử trong căn nhà nhỏ hiện nay