Table of Contents Table of Contents
Previous Page  47 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 64 Next Page
Page Background

47

quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Bia

có giá trị đặc biệt về mĩ thuật cũng như

văn hóa, tôn giáo. Năm 2015, bia Thanh

hư động đã được Thủ tướng Chính phủ

công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Đặc biệt, du khách chiêm bái chùa

Côn Sơn còn được chiêm ngưỡng một

công trình tâm linh độc đáo là tòa Cửu

phẩm liên hoa. Theo các tài liệu ghi

chép, tòa Cửu phẩm Liên hoa (CPLH)

chùa Côn Sơn có từ thời Trần, được tôn

tạo vào thời Lê, song đã bị hư hại do

chiến tranh và thiên tai. Mới đây, đã

được xây dựng lại. Kiến trúc tháp CPLH

hình bát giác cao 7,9 m với 9 tầng chạm

sen. Tầng trên cùng đặt tượng Phật A

Di Đà ngự chiếu, có ý nghĩa là dùng

ánh sáng vô lượng của mình để soi rọi

khắp cõi nhân gian, dùng công lực vô

biên cứu độ chúng sinh, tiếp dẫn các

linh hồn về cõi Tây Phương cực lạc.

Chín tầng đài sen tượng trưng cho chín

cấp trong thế giới Tịnh Độ của Đức Phật

A Di Đà.

Tọa lạc bên sườn núi Kỳ Lân, bên

phải là lối lên Bàn cờ Tiên, phía dưới

chân Đăng Minh Bảo Tháp là giếng

Ngọc. Tương truyền đây là giếng nước

do Thiền sư Huyền Quang được thần

linh báo mộng ban cho chùa nguồn

nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh

mát quanh năm, được các sư dùng làm

nước cúng lễ của chùa. Từ chùa Côn Sơn

leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi

Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là

một khu đất bằng phẳng, tại đây có một

phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn cờ

Tiên. Hiện nay Bàn cờ Tiên có dựng nhà

bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ

các tám mái. Đứng từ đây, du khách có

thể nhìn bao quát cả một vùng non nước

xứ Đông rộng lớn. Đi theo lối mòn có

kê đá xuống phía chân núi có một tảng

đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven

suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền

khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm

chiếu thảm

nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư

việc nước.

Một điểm nhấn tâm linh ở chùa Côn

Sơn chính là lầu thờ Đức Phật Quán Thế

Âm Bồ tát. Được khởi công xây dựng từ

tháng 10/2018, thiết kế nằm trên trục

nhất chính đạo, lầu thờ Đức Phật Quán

Thế Âm Bồ tát cao 9,5m, được xây theo

lối phương đình, 2 tầng, 8 mái. Tượng

Phật Quán Thế Âm Bồ Tát ngự ở đây

được làm bằng ngọc nephrite, cao

1,75m, tọa thiền trên đài sen. Đây là

pho tượng Phật ngọc tiêu biểu của cả

nước về chất liệu và giá trị tâm linh của

chốn tổ Côn Sơn.

Hằng năm chùa Côn Sơn có hai mùa

lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày

16 - 23 tháng Giêng Âm lịch, tưởng

niệm ngày mất của Thiền sư Huyền

Quang với nhiều nghi lễ đặc sắc như:

Lễ khai hội, lễ rước nước, lễ cúng đàn

mông sơn thí thực và lễ tế trời đất trên

núi Ngũ nhạc linh từ cùng các hội như

đấu vật, trò chơi dân gian, đầu cờ tướng,

cờ người, hát quan họ. Lễ hội mùa thu

diễn ra từ ngày 16 - 20 tháng 8 Âm lịch,

tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân

tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn

Trãi. Trong đó có nhiều hoạt động như:

Lễ khai hội, lễ Diễn xướng hầu Thánh,

Lễ hội quân trên sông Lục đầu, lễ cầu

siêu và hội hoa đăng, cùng các trò chơi

dân tộc như bơi, đấu vật. Đây cũng là

dịp tôn vinh các bậc tiền nhân có công

xây dựng Thiền phái Trúc Lâm, xây dựng

đất nước, chống giặc ngoại xâm... Với

đạo lí uống nước nhớ nguồn, lễ hội được

cộng đồng tổ chức mang tính chất như

cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp

thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về

truyền thống quê hương, đất nước. Đặc

biệt, lễ hội đã gắn bó với làng xã, địa

danh, vùng đất như một thành tố không

thể thiếu trong đời sống cộng đồng.

MAI CHI

Hướng dẫn viên đang thuyết minh cho du khách chiêm bái chùa

Cửu phẩm liên hoa

Các bức La hán tại chùa