Table of Contents Table of Contents
Previous Page  46 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 64 Next Page
Page Background

46

ĐI LÀ ĐẾN

C

hùa Côn Sơn, hay còn gọi là

chùa Hun, nằm dưới chân núi

Côn Sơn có tên chữ là

Thiên

Tư Phúc tự

, nghĩa là chùa được

trời ban cho phước lành. Chùa được xây

dựng từ thế kỉ thứ 10 và được mở rộng rất

nguy nga đồ sộ vào thời Trần thế kỉ 13.

Kiến trúc chùa được xây theo kiểu chữ

công, bao gồm: Tiền đường, Thiêu hương,

Thượng điện, nhà thờ Tổ. Thượng điện là

nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật

cao tới 3 mét. Phía sau chùa là nhà Tổ,

có tượng Trúc Lâm tam tổ (Vua Trần Nhân

Tông, Pháp Loan, Tổ thứ hai của Thiền

phái Phật giáo Trúc Lâm và Thiền sư

Huyền Quang), cùng với tượng Đại Tư Đồ

Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc,

danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Theo văn bia và các tài liệu thì năm 1329,

Thiền sư Pháp Loan, Tổ thứ hai của Thiền

phái Phật giáo Trúc Lâm đã về trùng tu,

tôn tạo và mở rộng chùa. Sau đó Thiền sư

Huyền Quang, Tổ thứ ba của Thiền phái

Phật giáo Trúc Lâm, về đây hoằng dương

phật pháp (truyền bá Phật pháp), mở rộng

phong cảnh chùa, in kinh, đúc tượng và

đưa Côn Sơn thành một trong những trung

tâm của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm.

Bước vào khuôn viên chùa, cảm

nhận rõ khung cảnh thanh bình, cổ

kính. Có kiến trúc cung đình, phía trước

chùa là hồ bán nguyệt, với cổng tam

quan. Đường vào Tam quan lát gạch,

chạy dài dưới hàng thông trăm năm tuổi

xen lẫn những tán vải thiều xum xuê.

Tam quan có 2 tầng 8 mái với các họa

tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền

nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sau khi

thắp nén nhang thơm lễ Phật, chúng tôi

đã mê mải ngắm nghía kiến trúc độc

đáo của chùa với những hình trạm khắc

mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt

Nam. Hệ thống điêu khắc, trạm khắc

của chùa Côn Sơn tuân thủ theo mô típ

Tứ linh quần hùng là long (rồng) ly (kỳ

lân), quy (rùa), phượng (chim phượng

hoàng) và tứ quý gồm các loại cây quý:

tùng, cúc, trúc, mai. Ngoài tứ linh, các

bức trạm trổ trên mái chùa xuất hiện cả

những con cua, cá, hươu, nai… trong đó

các con vật đều quay đầu trong Phật

điện, thể hiện ý nghĩa bình đẳng của

Phật pháp, con người và chúng sinh đều

có thể được Đức Phật giáo hóa và trở

thành người tốt.

Chùa Côn Sơn còn giữ lại được rất

nhiều các di vật và cổ vật có giá trị,

trong đó có hệ thống văn bia có niên

đại từ thế kỉ thứ 13 đến 18. Tiêu biểu

là 4 tấm bia bài trí ở sân chùa. Bên tay

phải là tấm bia Thanh hư động, đây là

ngự bút của vua Trần Duệ Tông viết tặng

VỀ XỨ ĐÔNG

chiêm bái Thiên Tư Phúc tự

LẦN THEO CÂU TƯƠNG TRUYỀN

CÔN SƠN, YÊN TỬ, QUỲNH LÂM/

NẾU AI CHƯA ĐẾN, THIỀN TÂM

CHƯA THÀNH,

MỘT NGÀY ĐẦU

ĐÔNG, CHÚNG TÔI ĐÃ VỀ XỨ

ĐÔNG VÃN CẢNH CHÙA CÔN

SƠN - MỘT TRONG NHỮNG

TRUNG TÂM CỦA THIỀN PHÁI

PHẬT GIÁO TRÚC LÂM.

Kiến trúc chùa Côn Sơn

Hàng thông trăm năm tuổi