Table of Contents Table of Contents
Previous Page  35 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 64 Next Page
Page Background

35

lăng nhăng vẽ bừa bãi. Tôi vẽ không phải

bởi muốn khoe mình có lắm tài, vì nhiều

người đã biết tôi, vốn đã học vẽ ở Trường

Mĩ thuật Đông Dương thời Pháp thuộc.

Chỉ có một điều tôi chưa nói ra: Về nhạc,

tôi từng là dũng sĩ đánh Đông dẹp Bắc,

làm tốt nhiệm vụ được trao, nên trong hội

họa tôi không đủ sức xông pha, đành chỉ

vẽ tranh hoa lá cành. Đã nhiều lần tôi thử

vẽ đề tài chiến đấu và sản xuất, xây dựng

nhưng đều không ổn, lại quay về cây đa,

giếng nước, chùa làng. Trong hội họa lắm

khi nhỏ mà có ý nghĩa về cuộc đời, về

nghệ thuật lại lớn, nên tôi yên tâm nhảy

múa trên mảnh đất của mình”.

Trong âm nhạc cũng như trong hội

họa, Nguyễn Đức Toàn dường như không

cầu kì ở giai điệu hay tiết tấu. Nếu ông hay

bắt đầu một bài hát với một câu văn thật

giản dị như một câu nói thường ngày, kiểu

như: “Một chiều mùa hè, gặp nhau trên

bến cảng. Ta chia tay nhau, trong lòng bao

lưu luyến” - thì ông cũng hay bắt đầu một

bức tranh với một cấu tứ giản dị tưởng như

đã quen thuộc lắm, quen tới mức sáo cũ,

chẳng hạn: những con đường làng - những

gốc đa - những cái cổng; những mảng

ruộng - những ngôi nhà - những đống rơm;

mái chùa cổ - mặt trăng; hoặc thiếu nữ -

hoa - lá - cây...

Hồn cốt của dân tộc Việt Nam thấm

đẫm trong tranh của Nguyễn Đức Toàn,

chính vì thế, tranh của ông rất đắt khách.

Chia sẻ trong bài viết

Tại sao tôi vẽ

, ông

cho biết: “Tranh của tôi bán được khá

nhiều, có dư luận rằng tranh tôi vẽ chạy

theo thị hiếu của khách nước ngoài. Đã

nhiều lần tôi tiếp xúc với các khách mua

tranh (nguyên văn: các họa sĩ) Pháp, Italia

Thụy Điển… đến Hà Nội, tôi hỏi các ông

vì lẽ gì mà mua tranh tôi thì họ đều trả lời

rằng vì tranh tôi vẽ rất Việt Nam. Trong

nghệ thuật lắm khi chỉ cần một tiêu chí ấy

đã đủ cho mình yên tâm và tiếp tục làm

việc. Trong những năm cuối của thế kỉ 20,

tôi đã đi và tổ chức triển lãm tranh của tôi

ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí

Minh, tất cả 10 lần”...

NGỌC MAI

Tác phẩm Cô gái Hà Nội

Tác phẩm Chải tóc

Tác phẩm Phục sinh

NGHỆ SĨ LUÔN LUÔN TRAU DỒI

NGHỆ THUẬT, QUA NGHỆ

THUẬT MÀ GÓP PHẦN LÀM

SÁNG DANH ĐẤT NƯỚC, NƠI

MÌNH ĐÃ SINH RA VÀ LỚN

LÊN. VỚI TÂM NIỆM ẤY, NHẠC

SĨ - HỌA SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN

ĐÃ CÓ CẢ MỘT ĐỜI ĐAM MÊ,

SÁNG TẠO, ĐỂ LẠI CHO ĐỜI

NHỮNG TÁC PHẨM NGHỆ

THUẬT VÔ GIÁ.