Table of Contents Table of Contents
Previous Page  34 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 34 / 64 Next Page
Page Background

34

KHÔNG GIAN

VĂN HÓA

N

hà phê bình mĩ thuật Quang

Việt, giám tuyển độc lập của

bộ sưu tập tranh tư nhân về họa

sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

nhận định: “Ở nước ta, có nhiều nhạc sĩ

vẽ, nhưng dường như chỉ có 3 nhạc sĩ coi

vẽ như nghề nghiệp thứ hai của mình là

Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn

Đức Toàn. Họ thực sự là những họa sĩ”.

Triển lãm lần này giới thiệu khoảng 60

bức tranh được nhà phê bình mĩ thuật

Quang Việt lựa chọn từ bộ sưu tập của họa

sĩ Nguyễn Đức Toàn. Những tác phẩm này

hầu hết được sáng tác vào cuối những năm

80 thế kỉ trước cho thấy ý đồ của người lựa

chọn. Đó là phác họa chân dung về một

nghệ sĩ có phong cách; một tâm hồn đẹp;

một đôi mắt lạc quan, yêu đời và minh

triết. Mặc dù đây không phải là những tác

phẩm xuất sắc nhất của họa sĩ Nguyễn

Đức Toàn nhưng lại giúp người xem thấy

được quá trình phát triển của ông trong

lĩnh vực hội họa.

Họa sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh

năm 1929, mất năm 2016 tại Hà Nội. Ông

là một nhạc sĩ tài hoa với nhiều ca khúc có

vai trò đặt dấu ấn cho nền âm nhạc cách

mạng Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết

trước khi trở thành nhạc sĩ nổi tiếng, đam

mê của ông chính là hội họa. Ông từng

phải khai tăng hai tuổi để theo học lớp

dự bị tại Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông

Dương năm 1944. Thời gian học kéo dài

khoảng 1 năm cho đến ngày Cách mạng

Tháng Tám năm 1945 thành công. Cũng

từ đây, sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu

khi tham gia lập một dàn nhạc nhỏ, tập và

hòa tấu những bài ca cách mạng... Năm

2000, ông vinh dự được tặng Giải thưởng

Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho

sáu ca khúc tiêu biểu:

Quê em, Biết ơn Võ

Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân

cả nước yêu thương, Tình em biển cả

Chiều trên bến cảng

.

Không chỉ là tác giả của nhiều ca khúc

nổi tiếng, Nguyễn Đức Toàn còn là một

họa sĩ với khả năng đặc biệt trong nghe

hình và màu giống như trong âm nhạc.

Ông thừa hưởng dòng máu tạo hình ở

người cha, cụ Nguyễn Đức Thụ, một nhà

điêu khắc nổi tiếng nửa đầu thế kỉ 20.

Ngay trong kháng chiến chống Pháp,

Nguyễn Đức Toàn đã được xem như một

họa sĩ. Từ những năm 1980, nhạc sĩ hầu

như chỉ chuyên tâm vào vẽ, vừa để thỏa

lòng say mê, những ước vọng về hội họa

ấp ủ đã lâu, mà cũng vừa để sống

trong

thời kì bao cấp quá khó khăn. Ông vẽ rất

nhiều, vẽ bằng đủ các chất liệu, từ khắc

gỗ, bột màu, mực nho, lụa cho đến sơn dầu,

sơn mài. Thậm chí, vẽ sơn mài thiếu vóc,

ông tự làm lấy vóc. Trong các họa sĩ - nhạc

sĩ, ông là người sử dụng nhiều loại chất

liệu nhất.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Đức Toàn

khiến người ta ngạc nhiên về kĩ thuật. Loại

chất liệu có vẻ được ông ưa thích nhất là

lụa và mực nho, màu nước. Giới hội họa

ai cũng hiểu rằng, để làm chủ được loại

chất liệu này thì kĩ thuật vẽ phải rất vững,

luyện bút thường xuyên. Ấy vậy mà đường

nét trong tranh Nguyễn Đức Toàn cứ như

thả chơi, buông bút là vẽ trúng. Hai đối

tượng được nhạc sĩ tâm đắc nhất là thiếu

nữ và tĩnh vật. Ở mảng này, có thể nói là

tuyệt bút. Họa sĩ Nguyễn Đức Toàn từng

chia sẻ: “Tôi vẽ tranh với ý tưởng của họa

sĩ chuyên nghiệp, với yêu cầu như một

họa sĩ chính cống chứ không xuê xoa, dễ

dãi, vin cớ mình là nhạc sĩ mà nhí nhố

CÔNG CHÚNG YÊU HỘI HỌA CỦA THỦ ĐÔ MỚI ĐÂY ĐƯỢC TÁI NGỘ VỚI CỐ

NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN QUA TRIỂN LÃM MĨ THUẬT CÁ NHÂN MANG

TÊN

NHỮNG GIAI ĐIỆU VẼ BẰNG MÀU SẮC.

NHẠC SĨ ĐƯỢC NHẬN GIẢI

THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO CÁC CA KHÚC TIÊU

BIỂU NHƯ:

BIẾT ƠN VÕ THỊ SÁU, TÌNH EM BIỂN CẢ, CHIỀU TRÊN BẾN CẢNG...

CÒN LÀ MỘT HỌA SĨ VÔ CÙNG TÀI HOA VỚI MỘT GIA TÀI HỘI HỌA ĐỒ SỘ.

XEM TRANH CỦA

cây đại thụ trong làng âm nhạc