33
Nam còn lưu lại tranh đôi gà, thường
được gọi là Thần kê và tranh lợn của
Kim Hoàng. Dân làng Kim Hoàng cũng
không còn nhiều sản phẩm của người
Kim Hoàng đã từng nổi tiếng một thời,
chỉ còn lưu giữ lại tranh khổ lớn
Đức Lưu
Quang
và
Phúc Mãn Đường
, một vài
bức tranh dân gian khác nữa. Tuy nhiên
trong quá trình khôi phục, những người
thực hiện dự án đã tiếp cận được một
tài liệu quý là cuốn sách có tên
Tranh
dân gian Việt Nam
xuất bản năm 1960
do học giả người Pháp Maurice Durand
nghiên cứu và công bố. Trong đó có
những dòng tranh dân gian Đông Hồ,
Hàng Trống và cả Kim Hoàng. Từ đây,
con đường khôi phục lại dòng tranh xưa
vắng bặt trên thị trường suốt 7 thập niên
đã có những dấu hiệu tích cực.
Các thành viên trong dự án đã lọc
được nhiều bức tranh Kim Hoàng trong
sách của Maurice Durand để bước đầu
phân định lại chất Kim Hoàng độc đáo
trong từng bức tranh, có sự góp ý của
các cụ trong làng và nhiều họa sĩ. Qua
quá trình nghiên cứu, dự án đã có những
thành quả bước đầu và là cơ sở để tập
hợp, hình thành nên cuốn sách
Dòng
tranh dân gian Kim Hoàng
. Cuốn sách
được nhóm tác giả gồm nhà sưu tập
Nguyễn Thị Thu Hòa,
GS.TSTrịnh Sinh
và nhiếp ảnh gia Lê Bích thực hiện rất
công phu với 346 ảnh màu minh họa,
24 tài liệu tham khảo và trích dẫn. Hình
ảnh tranh dân gian Kim Hoàng trong
sách được chụp từ nhiều góc độ khác
nhau, cho người đọc những góc nhìn
toàn cảnh làng Kim Hoàng từ trên cao
cho tới cận cảnh từng họa tiết chạm
khắc trong đình làng. Đồng thời, sách
còn có những hình ảnh sinh động mô
tả quá trình khôi phục tranh, in tranh,
và những giao lưu, triển lãm giới thiệu
tranh Kim Hoàng ra với công chúng
trong nước và quốc tế.
Một dòng tranh nổi tiếng khác đã
chứng tỏ có sức sống mãnh liệt, kinh
qua mọi thăng trầm, để tồn tại cho đến
ngày hôm nay cũng đã được khôi phục
lại thời hoàng kim qua cuốn sách
Dòng
tranh dân gian Đông Hồ
. Đây là dòng
tranh dân gian lâu đời nhất, đa dạng
nhất và có số lượng sản phẩm nhiều
nhất của Việt Nam. Tranh Đông Hồ
một thời còn vượt không gian để đi đến
những nước châu Âu xa xôi, khi mà đây
là một trong những mặt hàng văn hóa
đại diện cho di sản dân tộc sớm được
xuất khẩu đi nước ngoài. Chính vì vậy
mà tranh Đông Hồ đã được nhà nước
xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia ngày 27/12/2012 và đang đệ
trình hồ sơ lên tổ chức UNESCO để xếp
hạng di sản văn hóa toàn cầu.
Nằm giữa một vùng văn hiến Kinh
Bắc, dòng tranh này đã hội tụ được
tâm thức ngàn năm của người Việt chất
phác, đáng yêu với những ước vọng nho
nhỏ quanh cuộc sống bình dị. Chủ yếu
họ là những người nông dân trồng lúa
nước, một nắng hai sương nhưng rất đỗi
lạc quan yêu đời. Tranh là phương tiện
để họ miêu tả cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của mình, cũng là phương thức
để họ giao cảm với thần linh, thể hiện
đời sống tín ngư ng. Không những thế,
tranh Đông Hồ còn là những tác phẩm
nghệ thuật thực sự với cách phối màu
độc đáo, cách in nét, in mảng đặc trưng.
Đấy là những bức tranh quê với một
chút sặc s để làm nổi bật trong khung
cảnh các nếp nhà tranh thâm trầm giản
dị. Bức tranh Đông Hồ như tín hiệu rõ
nét báo mùa Xuân đã xông đất vào từng
nhà. Tranh Đông Hồ thực sự là một món
ăn tinh thần không thể thiếu được của
mọi gia đình, được coi là hằng số của
Tết Việt bên cạnh “Thịt m , dưa hành,
câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh
chưng xanh”…
Cuốn
Dòng tranh dân gian Đông
Hồ
cũng của nhóm tác giả gồm nhà sưu
tập Nguyễn Thị Thu Hòa,
GS.TSTrịnh
Sinh và nhiếp ảnh gia Lê Bích dày gần
300 trang. ngoài Lời nói đầu, sách được
chia thành 3 chương: Làng Đông Hồ -
Các dòng tranh dân gian sản xuất tại
Đông Hồ và Tranh dân gian khắc gỗ và
vẽ tay. Cuốn sách được thực hiện công
phu, kéo dài gần 10 năm, với hơn 500
hình ảnh đa số được chụp mới), mô tả
khá chi tiết về làng Đông Hồ, các bước
làm tranh, các bức tranh Đông Hồ nổi
tiếng và những bức tranh Đông Hồ ít
được du khách biết tới, đồng thời, chân
dung nghệ nhân tiêu biểu cũng được
khắc họa. Không chỉ mang vẻ đẹp mĩ
thuật dân dã, tranh Đông Hồ còn nổi
tiếng bởi mĩ cảm trong ca dao và thi ca.
Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết:
Tranh
Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân
tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Chính cái
màu dân tộc
và
giấy điệp
đã làm nên
thần thái của dòng tranh này, cũng là
cái
chất Đông Hồ
khác với các dòng
tranh dân gian khác, để rồi cùng làm
giàu cho kho tàng di sản mĩ thuật của
Việt Nam.
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa -
Chủ biên cuốn sách, cho biết: “Để làm
nên cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo
những công trình nghiên cứu về tranh
dân gian nói chung và tranh dân gian
Đông Hồ nói riêng của các tác giả đi
trước. Các tác phẩm đó đã giúp chúng
tôi có được nền móng để đi sâu thêm
nghiên cứu về dòng tranh này. Hi vọng
cuốn sách có những đóng góp mới trong
việc nghiên cứu văn hóa, mĩ thuật, lịch
sử, dân tộc học… Nhưng trước hết, nó
công bố các tư liệu được hệ thống hóa
của dòng tranh nổi tiếng này”.
Những năm gần đây, nhiều giá
trị văn hóa dân gian truyền thống bắt
đầu được chấn hưng. Dự án
Khôi phục
tranh dân gian Việt Nam
do nhà sưu tập
Nguyễn Thị Thu Hòa khởi xướng thực sự
có ý nghĩa. Những dự án nghệ thuật như
thế này đã góp phần đưa các giá trị văn
hóa dân gian trở về và sống trong lòng
văn hóa đương đại.
MAI CHI
Tranh Đông Hồ