31
hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng
tranh, các khách sạn lớn để chào
hàng. Con đường sản xuất và bán
những sản phẩm đó không hề dễ
dàng, cũng có nhiều nụ cười tiếp
đón niềm nở, nhưng cũng có cả
những cái xua tay đầy ái ngại.
Nhưng điều đó không ngăn được
quyết tâm và khát khao của ông
chủ Cường muốn giúp đ cho cộng
đồng người khuyết tật.
Trong căn nhà nhỏ của Vụn Art,
mỗi người có một dạng khuyết tật
nhưng vẫn hàng ngày cặm cụi, cần mẫn
với công việc của mình. Đó là chàng
thanh niên 21 tuổi tên Quảng, bị khiếm
thính; là cô gái người làng Vạn Phúc 18
tuổi, bị khuyết tật trí tuệ nhẹ và chỉ có
một tay sử dụng được bình thường. Hay
là Trang bị câm điếc, lại không biết
chữ, giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ
kí hiệu… Và chị Hậu, bị khuyết tật vận
động, đi lại khó khăn, lại từng mắc bệnh
trầm cảm. Thời gian đầu, anh Cường
phải vận động mãi chị mới đến với Vụn.
Tuy nhiên, sau một thời gian, chị đã rủ
thêm em trai, cũng bị khuyết tật, cùng
gia nhập vào ngôi nhà của Vụn Art. Từ
35 bạn trẻ tham gia dự án từ ban đầu,
đến nay, có 14 bạn đã trở thành thành
viên cốt cán, chủ lực của Vụn. Phần lớn
trước đây họ đều không thể tự mình kiếm
sống nhưng sau khi đến với Vụn Art, họ
được bố trí công việc phù hợp với khả
năng của bản thân và có thu nhập ổn
định mỗi tháng. Người khuyết tật cũng có
thể nhận sản phẩm về làm tại nhà, thậm
chí những bạn ở xa được hỗ trợ thuê nhà,
điện nước, ăn ở và nhận khoản trợ cấp
từ 1 đến 4 triệu đồng để có thể đảm bảo
được đời sống ở mức tối thiểu nhất.
Những tác phẩm tranh của Vụn Art
chủ yếu dựa vào các mẫu tranh Kim
Hoàng, tranh dân gian Đông Hồ, tranh
về phố cổ Hà Nội, tranh dân gian Hàng
Trống, tranh làng Sình… Giám đốc Lê
Việt Cường “quản lí” bằng cách chia
công việc thành những công đoạn nhỏ
và giao từng việc phù hợp với khả năng
của mỗi người. Anh luôn trăn trở và mong
muốn các sản phẩm tranh của Vụn Art
đưa ra thị trường phải đạt giá trị về thẩm
mĩ, được đón nhận bởi chính sức hấp dẫn
của nó, chứ không muốn cộng đồng ưu ái
vì đây là sản phẩm của người khuyết tật.
Vụn Art đang có những thay đổi mỗi
ngày để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng
thị trường tiêu thụ, hướng đến nhiều đối
tượng khách hàng hơn. Bên cạnh tranh
ghép vải nghệ thuật, thời gian gần đây,
Vụn Art sáng tạo thêm những sản phẩm
mới trên cơ sở tận dụng nguồn vải vụn từ
Vạn Phúc và các nhà may như: bộ trò chơi
tranh ghép, bưu thiếp vải, túi vải họa tiết…
Bên cạnh đó, Vụn Art còn hoạt động dưới
mô hình không gian sáng tạo, thu hút các
bạn trẻ, học sinh, sinh viên tới tìm hiểu
tranh dân gian truyền thống và thực hành
làm tranh ghép vải. Anh Cường cũng cho
biết, Vụn đã kết nối với một số đơn vị du
lịch để mở tour tham quan làng lụa, đồng
thời trải nghiệm làm tranh ghép vải ở Hợp
tác xã Vụn Art.
Hiện tại, Vụn Art có được sự chung
tay giúp đ đáng quý của họa sĩ Đặng
Thị Khuê cùng con gái và đồng nghiệp
cũ của bà. Dù đã 70 tuổi, bà vẫn lặn lội
vượt qua những ngày mưa nắng để đến
dạy mĩ thuật cho các em nhỏ khuyết tật
của Vụn Art mà không đòi hỏi một đồng
lương nào. Họa sĩ Đặng Thị Khuê chia
sẻ, ban đầu chỉ định đến giúp lúc Vụn
Art còn khó khăn nhưng sau một năm bà
quyết định ở lại gắn bó lâu dài. Bởi bà
hiểu, công việc đào tạo cho người khuyết
tật sẽ vô cùng gian nan nhưng vô cùng ý
nghĩa, không chỉ bởi họ bị khiếm khuyết
về vận động, nghe nhìn hay nhận thức
mà còn vì luôn có những học viên khi
đến với Vụn Art còn thu mình, thiếu
kĩ năng sống, lại mặc cảm tự ti. Người
hướng dẫn, người thầy ở đây không chỉ
đơn thuần là giúp họ có một việc làm mà
còn như một ngôi trường phục hồi chức
năng. Trước khi truyền cảm hứng sáng
tạo, họ cần được động viên, thông cảm,
chia sẻ. Những trăn trở và tấm lòng của
những người như anh Cường, họa sĩ Khuê
đang mang đến cho những người không
may mắn bị khuyết tật những cơ hội thay
đổi cuộc sống, giúp họ sống ý nghĩa hơn,
vượt lên hoàn cảnh.
TUỆ QUÂN
Khách nước ngoài với các sản phẩm của Vụn Art
Giám đốc của Vụn Art (phải) và một vị khách