9
Unisphere Research, năm 2017 số tiền mà
các hãng OTT thu được từ thuê bao là
42%, quảng cáo là 35% thì năm 2018 số
tiền thu được từ quảng cáo tăng lên 36%,
năm 2019 tăng 40%. Trong khi đó, thống
kê của Ofcom cho thấy, doanh thu quảng
cáo trên truyền hình giảm khoảng 7%
trong năm vừa qua.
Ở khu vực châu Á, tuy sự phát triển của
ngành truyền hình vẫn đi sau thị trường
Bắc Mỹ và châu Âu, song truyền hình OTT
vẫn khởi sắc mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng. Trong đó phải kể đến một vài
cái tên điển hình như HOOQ, dịch vụ
phát trực tuyến OTT đa quốc gia giống như
Netflix, được hỗ trợ bởi Sony Pictures
Television, Warner Media và SingTel, tiếp
tục các bước đi mạnh mẽ ở khu vực châu
Á và Ấn Độ. Bên cạnh đó là sự mở rộng
HBO Go châu Á bằng việc ra mắt tại
Indonesia bên cạnh sự hiện diện tại các
thị trường Singapore, Philippines và Hồng
Kông; hay các phi vụ hợp tác xuyên lục
địa giữa Netflix với các công ty truyền
thông Hàn Quốc, dịch vụ Viu (Hongkong)
với hãng Discovery Networks trong thời
gian gần đây…
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG AI
TRONG SẢN XUẤT TRUYỀN HÌNH
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng
dụng rộng rãi trong ngành truyền thông
trên toàn cầu. Hiện nay, AI đã hiện diện
trong nhiều công việc như: phát hiện tin
nóng, thẩm định thông tin, tương tác với
độc giả, kiểm duyệt comment, sản xuất
video, cho đến viết tin, bài tự động… Trí
tuệ nhân tạo đã bắt đầu tham gia ngày
càng sâu rộng tại các tòa soạn truyền
thông, từ các cơ quan báo chí lớn của Mỹ,
châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến
các quốc gia đang phát triển như Brazil,
Argentina, Việt Nam... Ở khu vực châu Á,
đầu tháng 11/2018, Tân Hoa Xã của
Trung Quốc giới thiệu người dẫn chương
trình thời sự đầu tiên trên thế giới sử dụng
trí tuệ nhân tạo, có thể “đưa tin không mệt
mỏi” suốt cả ngày, từ bất kì nơi đâu trên
toàn quốc. Hiện nay, nhiều đài truyền
hình châu Á, trong đó có cả Đài THVN đã
bắt tay xây dựng các phiên bản robot mô
phỏng người thật để tham gia vào công
tác sản xuất tin tức.
Ngày càng nhiều tòa soạn lớn và các
hãng thông tấn dần “chuyển giao” việc
viết tin thể thao, thời tiết, diễn biến của thị
trường chứng khoán và hoạt động của
doanh nghiệp cho robot. Các phần mềm
AI có thể nhập dữ liệu từ nhiều nguồn
khác nhau, nhận biết các xu hướng và các
kiểu mẫu, rồi áp dụng quá trình xử lí ngôn
ngữ tự nhiên để đặt những xu hướng đó
vào ngữ cảnh cụ thể, viết nên những câu
văn phức tạp… Với bước đột phá này, bức
tranh truyền thông thế giới sẽ tiếp tục thay
đổi mạnh mẽ với sự gia nhập của trí tuệ
nhân tạo.
CÔNG NGHỆ BIG DATA
LÊN NGÔI
Trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, Big Data (Dữ liệu lớn) là một yếu tố
đóng vai trò then chốt. Dữ liệu lớn là một
tập hợp các dữ liệu không đồng nhất với
đặc điểm chung là khối lượng rất lớn, tốc
độ nhanh, được định dạng dưới nhiều
hình thức khác nhau. Dữ liệu lớn được
hình thành từ việc sử dụng ngày càng tăng
các công cụ điện tử và hệ thống thông tin
do các tổ chức và cá nhân hình thành
trong đời thường dưới những hình thức
khác nhau. Việc khai thác phân tích dữ
liệu lớn có thể giúp nhà đài hiểu hơn về
nhu cầu khán giả, qua đó nâng cao chất
lượng nội dung và tăng giá trị quảng cáo.
Từ phân tích dữ liệu về hành vi người
dùng có thể đưa ra các gợi ý nội dung cho
từng khán giả dựa trên hành vi xem của
họ (cá nhân hóa nội dung), nhằm thực
hiện mục đích cuối cùng là giữ chân và
thu hút thêm nhiều khán giả.
SOCIAL TV PHÁT TRIỂN
MẠNH MẼ
Social TV (hệ sinh thái truyền hình
xã hội) là một dạng thức truyền hình rất
mới, đã phát triển ở một số quốc gia trên
thế giới trong thời gian từ khoảng từ
năm 2012 trở lại đây, thể hiện phổ biến
trên nhiều mô hình cung cấp sản phẩm
nội dung truyền hình gắn kết trực tiếp
với giải pháp kĩ thuật hiện đại như:
Apple TV, Roku TV, Amazon Fire TV...
Kể từ khi ra đời, Social TV đã làm thay
đổi nhận thức về truyền hình ở nhiều
khía cạnh quan trọng về nội dung, quy
trình, công nghệ sản xuất truyền hình.
Các sản phẩm của Social TV không chỉ
đảm nhận vai trò kết nối và lan tỏa tác
phẩm truyền hình lên Internet, mà đó
còn là mô hình truyền hình mới cho
phép lưu trữ dữ liệu, phát các nội dung
trên nhiều thiết bị và chia sẻ nội dung
với hệ thống máy tính thông qua kết nối
không dây, đặc biệt là cá thể hóa nội
dung truyền hình theo yêu cầu của từng
đối tượng, giúp tăng tương tác của khán
giả. Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 2014 đến
nay, tất cả các sự kiện lớn như Oscars,
Grammys, Super Bowl... đều đã xuất
hiện trên các dạng thức Social TV khác
nhau, cạnh tranh trực tiếp với các
phương thức truyền hình truyền thống
trong việc thu hút khán giả. Trong giai
đoạn sắp tới, Social TV được giới chuyên
môn đánh giá sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và giữ vị trí vững chắc trong
bản đồ truyền thông thế giới.
DIỆP CHI
(Theo
Mediaguru.com)
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Big Data
(Dữ liệu lớn) là một yếu tố đóng vai trò then chốt