4
CÂU CHUYỆN
TRUYỀN HÌNH
M
ột dự án khởi nghiệp có thể
có hoặc không có Mentor,
người đóng vai trò hướng
dẫn, tư vấn và dìu dắt start-
up phát triển năng lực cũng như giải quyết
nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình
khởi nghiệp. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của
khởi nghiệp, start-up thường đối mặt với
rất nhiều băn khoăn: có nên bỏ công việc
hiện tại để khởi nghiệp, làm thế nào để
chắc chắn con đường đang đi là đúng đắn
và ở những bước tiếp theo, phải giải quyết
những khó khăn về bán hàng, vốn, rồi
ngay cả khi doanh nghiệp trưởng thành
thì phải làm thế nào để phát triển vững
mạnh hơn… Khi có một mentor đồng
hành, chắc chắn start-up sẽ thêm vững
bước, tự tin hơn trên con đường khởi
nghiệp đầy gian nan, rủi ro.
Thông qua chia sẻ của các khách
mời, những bạn trẻ đang khởi nghiệp qua
các kì Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo Quốc gia Techfest gần đây,
không khó nhận thấy, các start-up trẻ vẫn
đang loay hoay không biết tìm cho mình
một mentor phù hợp. Trên thực tế, đã có
rất nhiều bài học từ các start-up gặp khó
khăn, thậm chí thất bại do thiếu định
hướng từ một mentor cho doanh nghiệp
của mình. Trường hợp của mô hình hệ
sinh thái chung cư Cyhome là một ví dụ
điển hình. Ông Phạm Hùng Phong, nhà
đồng sáng lập kiêm Giám đốc ứng dụng
Cyhome cho biết, từng có một thời gian
Cyhome phải ngừng hoạt động sau 1 năm
thành lập vì nhiều lí do, trong đó có việc
không thể tìm được một mentor phù hợp
trong quá trình phát triển sản phẩm. Sau
một thời gian tìm hiểu thị trường, gặp gỡ
nhiều cố vấn uy tín, nhận được những lời
khuyên quý báu, Cyhome đã dần định
hình mô hình kinh doanh và nhân lực,
tìm được con đường phù hợp để ngày
càng phát triển trong cộng đồng khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo ông
Phong, kinh nghiệm để tìm được một
mentor phù hợp là doanh nghiệp cần
phải tự tin, mở lòng, có tinh thần cầu thị
và quan trọng là phải mang một giá trị
kinh doanh đích thực. Chỉ khi người
mentor nhận thấy hiệu quả của sự tư vấn
Rút ngắn con đường
đi đến thành công
CÙNG VỚI TRÀO LƯU KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐANG LAN TỎA
MẠNH MẼ, NHỮNG KHÁI NIỆM NHƯ MENTOR (CỐ VẤN) VÀ MENTEE
(NGƯỜI ĐƯỢC CỐ VẤN) NGÀY CÀNG TRỞ NÊN GẦN GŨI HƠN VỚI CỘNG
ĐỒNG START-UP. MẶC DẦU VẬY, NHIỀU START-UP VẪN GẶP NHIỀU LÚNG
TÚNG TRONG VIỆC TÌM KIẾM MỘT MENTOR PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP
CÒN NON TRẺ CỦA MÌNH.
Các start-up nên tham gia các sự kiện như Techfest để tiếp cận những mentor uy tín