7
7
nghiệp khởi nghiệp công nghệ có mức
định giá cao ở Việt Nam hiện nay như
Tiki, Momo, Topica… đều phải nhận vốn
đầu tư từ các quỹ khởi nghiệp, bởi nếu
không họ sẽ đối mặt với lỗ lũy kế kéo dài
nhiều năm. Ngoài lợi ích về tiền, các quỹ
đầu tư còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp
vạch ra chiến lược phát triển sản phẩm,
mô hình kinh doanh hay tìm kiếm đối tác
chiến lược…
Theo ông Phan Đức Hùng, người đồng
sáng lập kiêm CEO ứng dụng bảo hiểm
Papaya, từ thực tiễn của công ty Papaya
cho thấy, việc tìm kiếm một quỹ đầu tư
khởi nghiệp cần đảm bảo sự lựa chọn hai
chiều, phù hợp với cả quỹ đầu tư và cả
doanh nghiệp, bởi đầu tư là một chặng
đường dài cần sự thống nhất về chí hướng,
mục tiêu kinh doanh. Kinh nghiệm thực
tiễn của Papaya cho thấy, sau khi nhận
được hỗ trợ từ những ngày đầu tiên thông
qua những khoản tiền góp vốn của quỹ
khởi nghiệp, công ty có thể thực hiện các
kế hoạch kinh doanh, và đặc biệt là dễ
dàng thương thảo với các đối tác hơn rất
nhiều bởi các doanh nghiệp thường tin
tưởng uy tín của các quỹ khởi nghiệp tên
tuổi. Ông Huy cho rằng, để việc tiếp cận
các quỹ hỗ trợ trở nên dễ dàng hơn, các
start-up nên tìm một người giới thiệu có uy
tín, có thể bảo lãnh doanh nghiệp với quỹ
đầu tư.
Bà Lý Khánh Hậu, Quản lý quỹ đầu
tư 500 startup Vietnam đưa ra lời khuyên
cho các start-up mong muốn tìm kiếm
quỹ khởi nghiệp: Tiêu chí để quỹ đầu tư
hỗ trợ doanh nghiệp là start-up phải có
yếu tố công nghệ mang tính đổi mới
sáng tạo, đã hoạt động một thời gian và
có ít nhiều hiệu quả. Khi trao đổi với các
start-up, các quỹ khởi nghiệp thường
cân nhắc các vấn đề họ đang giải quyết
có thực sự có thỏa mãn thị trường hay
không, giải pháp cạnh tranh có mang
tính bền vững hay không, thị trường
mà họ nhắm tới có quy mô đủ lớn hay
không, hay đội ngũ nhân sự có đủ
mạnh hay không?...
Bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập -
Chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley
nhận định, việc xuất hiện ngày càng
nhiều quỹ đầu tư trong nước và quốc tế
là tín hiệu đáng mừng đối với cộng
đồng khởi nghiệp, khẳng định rõ vai
trò, sự can thiệp sâu và chi tiết của
Chính phủ qua các hoạt động như Ngày
hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc
gia Techfest hay Nghị định thí điểm về
đầu tư hay hỗ trợ start-up. Những start-up
mới khởi nghiệp nên tham gia các diễn
đàn thường niên như Techfest để gia tăng
cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng
là các nhà đầu tư, các chuyên gia, tổ
chức hỗ trợ khởi nghiệp và các cơ quan
truyền thông trong nước và quốc tế…
Theo bà Thạch Lê Anh, Quỹ đầu tư
không chỉ hỗ trợ về tiền mà còn đồng
hành giúp doanh nghiệp có những bước
tiến nhất định. Tuy nhiên, để tìm được
quỹ đầu tư phù hợp, các start-up cần phải
tìm hiểu kĩ lưỡng về quỹ cũng như những
nhân sự hoạt động trong quỹ. Quá trình
hợp tác không đơn giản chỉ là tìm kiếm
vốn đầu tư mà còn cần đảm bảo yếu tố
hai bên có thể ngồi được cùng nhau,
cùng thảo luận về tầm nhìn và chiến lược
kinh doanh.
AN KHÊ
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò của các quỹ đầu tư khởi nghiệp cũng như
tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc tiếp cận các quỹ đầu tư, các start-up có
thể theo dõi chương trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Ban Khoa giáo VTV2
thực hiện sản xuất, trong khuôn khổ Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”.
Việc thuyết phục các Quỹ đầu tư chủ yếu
phụ thuộc vào khả năng của start-up
Tiêu chí đổi mới sáng tạo trong công nghệ của
start-up thường được các Quỹ đặt lên hàng đầu
Ngày càng nhiều start-up tìm đến các quỹ đầu
tư trong nước và quốc tế