5
đối với start-up, họ mới nhiệt
tình giúp đỡ, tiếp tục đồng hành
và sát cánh cùng doanh nghiệp.
Một ví dụ thành công khác
nhờ mentor là dự án AiPlay - một
website cung cấp cho các doanh
nghiệp công cụ marketing bằng
game, đã tìm đến sự đồng hành
của mentor từ những bước đi đầu
tiên để có được những cố vấn về
chỉ số quan trọng trong mô hình,
chiến lược kinh doanh… Và nhờ
vậy, dù vẫn đang ở giai đoạn thử
nghiệm ở nhiều phạm vi nhỏ trước khi
đưa ra thị trường, AiPlay vẫn đạt được top
3 ý tưởng tại cuộc thi Accelerator Southest
Asia 2019. Theo phân tích các công ty
công nghệ được thành lập từ năm 2003 -
2013 tại New York (Mỹ) về tầm ảnh
hưởng của các mentor trong những doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất, có 33%
công ty có sự đồng hành của các mentor.
Trong đó, khả năng gọi vốn của các công
ty có mentor cao gấp 7 lần, tăng trưởng
bán hàng gấp 3,5 lần so với các doanh
nghiệp không có mentor. Điều đó cho
thấy, việc tìm được một mentor phù hợp
sẽ rút ngắn con đường đến với thành công
của các start-up.
Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Quản lí
và đồng sáng lập Kisstartup cho rằng, sự
hiện diện của mentor sẽ giúp cho mentee
có cảm giác luôn có ai đó đi cùng mình,
thay vì chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về mặt
chuyên môn. Theo bà Minh, để tìm được
một mentor phù hợp thì cần tách bạch rõ
vai trò của mentor và coach (huấn luyện
viên). Song song với đó, mentor còn phải
là người được start-up kính trọng, tin
tưởng, có niềm tin từ cả hai phía bởi bản
thân mentor cũng được trưởng thành rất
nhiều từ quá trình tư vấn, truyền cảm
hứng cho mentee. Chia sẻ về kinh nghiệm
chọn mentor, ông Tuấn Hà - CEO Công ty
Vinalink, Nhà sáng lập Câu lạc bộ Imentor
khuyên các start-up có thể tìm đến các tổ
chức hoặc trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp,
các vườn ươm tạo, các ngày hội khởi
nghiệp có uy tín như Techfest…, là những
nơi luôn có rất nhiều hoạt động có sự tham
gia của các mentor. Tuy nhiên, trong quá
trình tiếp cận, ngoài đặt ra tiêu chí về
năng lực chuyên môn, các start-up phải
tìm những người có khả năng đồng cảm,
có thể trở thành chỗ dựa về tinh
thần, quan hệ, nguồn lực. Một
mentor cần phải luôn biết lắng
nghe, chia sẻ, còn mentee phải có
tinh thần cầu thị, tôn trọng và luôn
luôn nỗ lực hết mình với những
mục tiêu đã đặt ra.
Theo bà Trương Nam Thắng -
Giám đốc trung tâm khởi nghiệp
và sáng tạo xã hội CSSIE, sự thành
công trong mối quan hệ giữa
mentor và mentee chủ yếu phụ
thuộc vào start-up. Các mentor có
thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, như
tại các sự kiện liên quan đến ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp, các ngày
hội khởi nghiệp luôn có những người có
kinh nghiệm đi trước tham gia giao lưu,
chia sẻ. Khi tìm thấy những mentor phù
hợp với những khó khăn đang muốn tháo
gỡ, các start-up cần nhanh chóng tiếp
cận để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bà Thắng cho
rằng, hiện nay có nhiều câu lạc bộ khởi
nghiệp sẵn sàng hỗ trợ các start-up tìm
cho mình một mentor phù hợp. Tuy
nhiên, các start-up nên chủ động đến với
các cuộc thi, sự kiện như Ngày hội Khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo Techfest do Bộ
Khoa học & Công nghệ chủ trì để cọ xát,
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tìm
kiếm, kết nối với các chuyên gia, cố vấn
uy tín.
KIM NGÂN
Mentor đang hướng dẫn cho các start-up
Các start-up nên tham gia các sự
kiện như Techfest để tiếp cận
những mentor uy tín
Một Mentor đang hỗ trợ tư vấn cho Mentee