Previous Page  54 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 54 / 92 Next Page
Page Background

54

VTV

Phía sau

Màn hình

Thành công khi thu hút

khán giả khó tính

So với kịch bản gốc của Isarel,

Người phán xử

phiên bản Việt đã có

những điều chỉnh gì?

Chúng tôi đã thay đổi 70% so với

phiên bản gốc. Trong 46 tập phim,

chúng tôi chỉ giữ cốt truyện chính

và những mốc quan trọng trong câu

chuyện, còn diễn biến thì có sự điều

chỉnh. Văn hóa của hai đất nước khá

khác nhau, chúng tôi chủ trương tăng

ứng xử, cách sống, quan hệ trong gia

đình và giảm thiểu rất nhiều các yếu tố

bạo lực, cảnh nóng so với kịch bản gốc.

Ví dụ, nhân vật Phan Quân đã được lược

đi hầu hết cảnh nóng, chỉ giữ lại phần

cốt là ngoại tình thôi. Cá nhân tôi không

xem phiên bản gốc vì không muốn bị

ảnh hưởng. Tôi chỉ đọc và sửa trên kịch

bản chuyển thể, làm sao để phù hợp với

văn hóa Việt Nam.

Vậy những câu thoại của ông

trùm Phan Quân được phổ biến rộng

rãi trong cộng đồng, đó là kịch bản gốc

hay do chuyển thể?

Những lời thoại mang đậm chất văn

hóa, tập tục Việt như trường đoạn Phan

Quân nói chuyện với anh em Tuấn Tú,

mượn câu chuyện đạo trà thì do biên

kịch Việt Nam chuyển thể. Còn những

câu thoại ấn tượng về gia đình thì phần

nào cũng có sự tương đồng giữa các

nước. Tuy nhiên, trong kịch bản gốc,

đó chỉ là câu nói bâng quơ, không có

sức nặng. Khi đọc, chúng tôi thấy hay

nên tìm tòi tình huống, chi tiết rồi bàn

bạc với diễn viên, cách nhấn nhả từ để

người xem thấy câu thoại có nội dung,

có trọng tâm, sẽ nhớ lâu.

Phim hình sự xưa nay không thể

thiếu vai trò tham vấn về chuyên môn,

tư vấn nghiệp vụ, với phim

Người

phán xử

thì sao?

Trên thế giới, làm phim hình sự phải

có đạo diễn và đạo diễn võ thuật. Ở Việt

Nam, điều kiện về kinh phí không cho

phép điều đó nhưng chúng tôi có võ sư

để hỗ trợ diễn viên trong những cảnh

quay hành động. Đạo diễn trao đổi ý

đồ và các võ sư, sau đó cùng nhau bàn

bạc để có cách khai thác phù hợp,

hấp dẫn. Hơn nữa, đạo diễn Nguyễn

Danh Dũng và Mai Hiền cũng có

nhiều kinh nghiệm về làm phim cảnh

sát hình sự, nghiệp vụ điều tra. Ngoài

ra, chúng tôi cũng cần có sự tham vấn

của Hội luật sư trong những trường

đoạn nói về cách thức lách luật,

chạy tội… để câu chữ, trình tự

các bước đúng chuẩn, làm sao

để khi lên phim, khán giả hiểu

thêm về luật.

Những cảnh rượt đuổi,

đánh đấm, cảnh diễn ra trong

rừng… xưa nay không phải

là thế mạnh của phim Việt.

Để xử lí cho sống động và

hấp dẫn những cảnh này

cần sự phối hợp của nhiều bộ phận,

nhất là vai trò của đạo diễn?

Người phán xử

không khai thác

nhiều cảnh quay kiểu này nhưng đó

cũng là một trong những khó khăn thực

sự của chúng tôi. Để làm ra chất của

một phim cảnh sát hình sự, chúng tôi đã

cùng tính toán làm sao để tổ chức cảnh

quay một cách tốt nhất. Ban đầu, VFC

dự định mỗi đạo diễn sẽ đảm nhận một

phần phim

Người phán xử

, tôi phần 1,

anh Mai Hiền phần 2 và anh Danh Dũng

phần 3. Nhưng sau đó chúng tôi thấy,

phần 1 - 2 rất khó hút được khán giả

nên quyết định có sự cộng

hưởng của cả hai. Khi

một đạo diễn đang

trên hiện trường

thì người kia có

thể chuẩn bị, kiểm

tra kĩ càng cho một

cảnh quay lớn, khó

cho ngày hôm

Nguyễn Khải Anh là đạo diễn trẻ ghi dấu ấn với cách kể

chuyện hiện đại. Anh luôn biết cách tạo ra điểm nhấn

đặc biệt cho bộ phim của mình. Tham gia đạo diễn nhiều

dự án phim ở nhiều mảng đề tài khác nhau, nhưng

Người

phán xử

là phim hình sự đầu tay của Khải Anh. Anh chia

sẻ những chuyện hậu trường của bộ phim đang rất ăn

khách này.

chuyện trên phim trường

Người phán xử

Đạo diễn Nguyễn Khải Anh