Previous Page  51 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 51 / 92 Next Page
Page Background

51

như cuộc thi năm nào cũng chứa đựng

những yếu tố bất ngờ đặc biệt.

Được mệnh danh là một cuộc thi

không giới hạn,

Eurovision

là sự kết hợp

của những gì sáng tạo, độc đáo nhất mà

một cuộc thi âm nhạc truyền hình có thể

có được.

Eurovision

là nơi quy tụ của

những giọng ca ưu tú nhất của

các quốc gia dự thi, bởi vậy

chất lượng thí sinh rất

hiếm khi làm mất lòng

khán giả. Không

những vậy, các

quốc gia còn luôn

tạo bất ngờ thú vị

ở những đại diện

của mình. Ví như,

năm 2012, đại diện

tham gia cuộc thi của

Nga là một nhóm sáu

cụ bà thuộc nhóm nhạc dân

tộc Buranov với khả năng

vừa hát, vừa nhảy đã đoạt

giải Nhì cuộc thi

Eurovision 2012

với

bài hát

Party for Everybody

. Năm 2014,

người chiến thắng là một trong những

thí sinh gây tranh cãi nhất từ trước đến

nay - Conchita Wurst, ca sĩ có vẻ ngoài

nữ giới nhưng sở hữu bộ râu quai nón

hết sức kì quặc. Năm 2016, Phần Lan

gửi đến Lordi, nhóm nhạc rock có tạo

hình ác quỷ đã gây ấn tượng mạnh với

màn trình diễn ca khúc

Hallelujah

.

Không dừng lại ở đó,

Eurovision

còn luôn làm người xem mãn nhãn bởi

những màn biểu diễn được đầu tư công

phu bằng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng

đẳng cấp nhất. Rất nhiều phần biểu diễn

bước ra từ cuộc thi đã trở thành những

tiết mục được yêu thích trên mạng

YouTube như: màn trình diễn bay bổng

đến ma mị của trong ca khúc

Heroes

của Mans Zelmerlow (Thụy Điển) năm

2015, hay với ca khúc

Only Teardrops

của Emmelie de Forest (Đan Mạch) năm

2013 với những hiệu ứng ánh sáng và

pháo bông đầy ấn tượng.

Những lùm xùm mang

màu sắc chính trị

Ra đời với tiêu chí thúc đẩy tăng

cường hợp tác và cảm thông giữa các

quốc gia tại châu Âu, vì thế

Eurovision

chưa khi nào dừng lại ở mục đích giải trí

nghệ thuật đơn thuần. Yếu tố chính trị

đã giúp cho

Eurovision

mang một màu

sắc riêng, không lẫn lộn và luôn có sức

nặng hơn hẳn nhiều cuộc thi truyền hình

thông thường.

Mang tính chính trị rõ nhất chính là

quá trình bỏ phiếu bình chọn, các quốc

gia láng giềng sẽ dùng lá phiếu để “hỗ

trợ” lẫn nhau chứ không căn cứ

vào chất lượng nghệ thuật

phần trình diễn của thí

sinh. Song cũng vì thế

mà đã từng có lùm

xùm xảy ra liên quan

đến những lá phiếu

đặc biệt này. Năm

2013, chiến thắng

của nữ ca sĩ 20 tuổi

người Đan Mạch -

Emmeli de Forest đã

khiến sóng gió nổi lên ở

nước Nga, quốc gia không

có đại diện lọt vào Top 3

của cuộc thi năm đó tại

Thụy Điển. Nữ ca sĩ Dina Garipova của

Nga chỉ xếp hạng 5, kém tận 17 điểm

so với đại diện của Na Uy - người xếp

thứ 4 với 191 điểm. Lẽ ra, thứ hạng của

Dina Garipova có thể sẽ cao

hơn nếu cô nhận được

số điểm bình chọn

của đại diện láng

giềng Azerbaijan,

bởi theo công bố

ban đầu từ phía

Azerbaijan thì

nước này đã dành

cho Nga không

dưới 10 điểm. Tuy

nhiên, kết quả kiểm

phiếu từ ban tổ chức

lại cho thấy đại diện

của Nga không nhận

được bất kì một điểm

số nào từ Azerbaijan.

Trong khi đó, đại diện Nga đã cho ca sĩ

Farid Mammadov của Azerbaijan trọn

12 điểm, góp phần giúp anh này giành

giải Nhì tại cuộc thi, còn Azerbaijan đã

dành cho ca sĩ Ukraine 12 điểm, giúp

ca sĩ này giành giải 3 chung cuộc.

Trước phản ứng gay gắt của Nga,

Tổng thống Azerbaijan đã ra lệnh kiểm

tra lại việc cho điểm tại

Eurovision

của

đại diện Azerbaijan. Đại sứ Azerbaijan

tại Nga cũng nói rằng, khán giả

Azerbaijan cho ca sĩ Nga 10 điểm (tính

theo số tin nhắn bình chọn) và ban giám

khảo Azerbaijan cho Nga trọn 12 điểm,

nhưng không hiểu vì sao kết quả lại

nhầm lẫn. Bộ trưởng Ngoại giao Nga

Lavrov thậm chí lớn tiếng yêu cầu câu

trả lời thỏa đáng về việc những lá phiếu

bị “đánh cắp”, bởi theo ông đó là “danh

dự quốc gia”.

Bỏ ngoài tai phản ứng của Nga và

Azerbaijan, Ban tổ chức

Eurovision

đã

bác bỏ việc không kiểm phiếu từ phía

Azerbaijan và cho rằng kết quả chung

cuộc được giám sát độc lập, tính trên

điểm số trung bình từ phía ban giám

khảo và khán giả truyền hình. Đại diện

của EBU không ngần ngại bày tỏ sự

phản đối những nỗ lực thay đổi kết quả

cuộc thi bằng phương thức chính trị và

cho rằng đây là việc làm chưa từng xảy

ra trong lịch sử cuộc thi

Eurovision.

Ba năm sau đó, năm 2016, chiến

thắng của ca sĩ Ukraine lại tiếp tục gây

ra làn sóng chỉ trích và phản đối dữ

dội trong cộng đồng người Nga. Trên

mạng xã hội, nhiều người dân Nga gọi

đó là chiến thắng tệ hại nhất trong lịch

sử

Eurovision.

Trả lời về những

ca từ trong phần dự thi làm

liên tưởng đến sự kiện

nhà lãnh đạo Liên Xô

Stalin ra lệnh trục

xuất tộc người Tatar

khỏi bán đảo Crimea,

Nghị sĩ Nga Elena

Drapeko đã thẳng

thừng lên án kết quả

cuộc thi và gọi đó là

“hậu quả của cuộc chiến

tuyên truyền chống Nga”.

Các kênh truyền hình quốc

gia Nga không ngừng tung

hô Lazarev là người chiến

thắng, bất chấp việc anh chỉ dừng lại

vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng chung

cuộc. Trước đó, phía Ukraine cũng từng

có phản ứng tương tự trước dự đoán

rằng Lazarev sẽ đăng quang. Ông Zurab

Alasania, người đứng đầu cơ quan

truyền thông quốc gia Ukraine tuyên

bố: “Nếu Lazarev trở thành Quán quân,

Ukraine sẽ từ chối tham gia vào cuộc thi

năm kế tiếp”.

Diệp Chi

Salvador Sobral chiến thắng

Eurovision 2017

Chiến thắng của nữ ca sĩ Ukraine

Jamala tại Eurovision 2016 gây

nhiều tranh cãi