59
con đường trước mắt. Với mỗi chương
trình mình dẫn, tôi muốn dành thời gian
nghiên cứu cặn kẽ về từ chủ đề đến
nhân vật, đến mọi khía cạnh liên quan
tới công ty họ, mô hình kinh doanh, trào
lưu thị trường về ngành nghề… nên đã
học hỏi được rất nhiều từ khách mời
cũng như qua các nghiên cứu về họ.
Tôi đặt mình vào vị trí của một người
muốn bắt đầu khởi nghiệp và cần sự
chỉ dẫn từ các chuyên gia, các vị cố vấn
giàu kinh nghiệm. Và sau nửa năm, với
những gì mình đã học được thì bản thân
tôi đã cảm thấy sẵn sàng để khởi nghiệp
(cười).
Đề tài về khởi nghiệp vốn rất
khô khan vì thường đi sâu vào các lĩnh
vực chuyên ngành nhưng xem Ngô
Phương Lan dẫn, khán giả cảm thấy
rất nhẹ nhàng, dễ hiểu bởi sức hút từ
thần thái khuôn mặt luôn thường trực
nụ cười đến cách nói chuyện duyên
dáng, khéo léo
,
không hề bị lên gân.
Lan có nhận thấy có một sự khác biệt
rất lớn so với các chương trình mình
đã dẫn trước đây?
Cảm ơn chị, nếu có thể biến một chủ
đề
khô khan
thành
dễ hiểu
và
có sức hút
như chị nói là lời khen lớn nhất đối với
một người dẫn chương trình. Thực ra,
khi dẫn, tôi không có khái niệm phải
diễn
vì trên thực tế, tôi cảm thấy thực sự
bị cuốn hút vào những câu chuyện, chia
sẻ của các vị khách mời. Tôi luôn nghĩ
vai trò của người dẫn chương trình là
phải dẫn dắt câu chuyện thế nào để tìm
ra được khía cạnh mà khách mời thực sự
tâm huyết thì họ sẽ chia sẻ rất nhiệt tình.
Tôi nhớ hồi dẫn số
Talk Vietnam
với ông Fred Whitehurst (người cựu
chiến binh Mỹ đã tìm ra cuốn nhật kí
của Đặng Thùy Trâm và dành 30 năm
tìm kiếm gia đình của cô để trao lại
cuốn nhật kí), lúc đầu ai cũng nghĩ ông
là người rất nghiêm túc và lạnh lùng,
nhưng sau một hồi nói chuyện, ông trải
lòng về cuộc hành trình gian nan để tìm
được gia đình của Đặng Thùy Trâm và
tìm lại được chính mình. Tôi vẫn còn
nhớ cảm giác lắng đọng khi ông bật
khóc và cả trường quay lúc đó ai cũng
nín thở.
Mỗi thời điểm có hiểu biết khác
nhau, mỗi chương trình và từng khách
mời cũng có điểm thú vị khác nhau,
nhưng tôi nghĩ mình đã trưởng thành rất
nhiều từ lần đầu tiên lên hình tới giờ,
xin được cảm ơn các ekip, các anh chị
đồng nghiệp luôn kiên nhẫn và tận tâm
giúp đỡ tôi.
Trò chuyện với các khách mời
VIP hẳn không tránh khỏi những căng
thẳng nhưng ngược lại, việc khám phá
một nhân vật hay cũng rất thú vị. Bạn
ấn tượng với nhân vật khách mời nào
nhất trong số các nhân vật đã lên sóng
của QGKN?
Thường chúng ta hay nghĩ rằng
những khách mời cao cấp, những người
có thành công và địa vị
nhất định trong xã
hội thì rất khác
với những
người bình
thường
và có
thể khó
tiếp cận.
Nhưng
đến giờ,
sau khi
được gặp
và nói chuyện
với gần 20 khách
mời có tên
tuổi trong và
ngoài nước,
tôi thấy ai
cũng rất thân thiện, giản dị, cởi mở chia
sẻ câu chuyện thành công và thậm chí
cả thất bại của mình. Tuy lên hình chỉ
15 - 20 phút, nhưng tôi có cơ hội để nói
chuyện gần 1 tiếng với từng người, đời
thường thì rất khó có cơ hội để có từng
ấy thời gian nói chuyện với những nhân
vật đình đám này. Vì vậy, mỗi cơ hội
tôi đều cố gắng tận dụng tối đa và có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước để tham gia
tích cực vào mọi câu chuyện. Tôi luôn
cố gắng nhớ đó là câu chuyện, cuộc
đối thoại, chứ không đơn thuần là cuộc
phỏng vấn.
Từ những doanh nhân và chuyên gia
thành đạt trong nước và khu vực như:
ông Trương Gia Bình, ông Don Lâm,
bà Trần Thu Thanh; những chuyên gia
quốc tế như: ông Thuận Phạm (Giám
đốc công nghệ của Uber) hay Bộ trưởng
New Zealand Todd McClay; hay những
doanh nhân Việt trẻ đã thành công ở
thung lũng Silicon như: anh Trần Việt
Hùng, chị Văn Thị Hồng Vũ… ai cũng
để lại những ấn tượng sâu sắc và những
câu chuyện vô cùng bổ ích cho không
chỉ riêng tôi mà cả ekip có mặt tại
trường quay và ban biên tập. Tôi chỉ hi
vọng là chúng tôi đã phần nào chuyển
tải được những cảm hứng họ đã mang
đến cho chúng tôi đến khán giả.
Rất nhiều triết lí về kinh doanh,
cuộc sống cũng như các bí quyết khởi
nghiệp thành công đã được chia sẻ
trong
QGKN
. Chắc hẳn có nhiều điều
mà bạn tâm đắc và rút ra bài học
cho riêng mình?
Tôi đã học được rất nhiều
điều về từ khâu nghiên cứu
thị trường, lên ý tưởng,
cho đến cách tiếp cận
nhà đầu tư, quy trình xây
dựng công ty và quản lí
phát triển sản phẩm, tốc
độ phát triển… Tôi nghĩ,
mình sắp trở thành chuyên
gia đến nơi rồi (cười).
Ngô Phương Lan có
thể
chia sẻ đôi chút về công việc
chính của mình hiện nay? Chồng
bạn có ủng hộ bạn trong
việc dẫn chương trình?
Để có thời gian tham gia
công việc này, tôi đã phải bỏ công việc
khác rất ổn định trong một tập đoàn uy
tín. Gia đình và ông xã đã ủng hộ quyết
định này của tôi vì chúng tôi có phương
châm sống là luôn làm những công việc
mình yêu thích vì mục đích của cuộc
sống, như nhà triết học Aristotle nói,
chính là theo đuổi hạnh phúc. Khi yêu
thích thì mới làm tốt, khi làm tốt, có kết
quả tốt, thì mọi cơ hội đều sẽ đến từ đó.
Và cũng như lời khuyên các chuyên gia
dành cho các bạn khởi nghiệp, chúng tôi
không nghĩ đến lợi nhuận đầu tiên mà là
nghĩ đến việc làm thế nào có ích cho xã
hội. Có thể coi đây là một trong những
dự án khởi nghiệp của tôi!
Hà Cẩm
(Thực hiện)
Ngô Phương Lan trong
chương trình
Quốc gia khởi nghiệp