Previous Page  55 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 92 Next Page
Page Background

55

cơ bắp của con người, huy động tối đa sức

mạnh của bản thân và lợi dụng sức mạnh

của địch để đánh địch. Võ Nhất Nam

không có sự cuồng bạo nhưng nếu đánh

là áp sát sẽ tung liên hoàn đòn vào những

chỗ hiểm hóc rồi rút về chớp nhoáng khiến

đối thủ không kịp trở tay. Nói như các võ

sư của võ Nhất Nam thì thủ thế, thủ công

của võ Nhất Nam thường dùng chủ yếu

phát huy sự nhanh nhẹn, khéo léo và mưu

trí. Tinh thần của môn võ này được toát

lên qua các đường quyền, ngọn cước, bắt

chước sự tinh túy của muôn loài. Sự mềm

dai của dây rừng, sắc bén của cật tre nứa,

xù cứng gân guốc của cội mai, nhanh khéo

của giống khỉ, quằn quại trói riết của rắn,

dai dẳng lầm lì của gấu, hùng dũng vũ

bão của hổ, uyển chuyển của báo, bất ổn

của mây gió, bất dịch của núi để sáng chế

thành võ.

Sau thời gian tưởng chừng đã thất

truyền và rơi vào quên lãng, giờ đây môn

võ Nhất Nam đang được hồi sinh mạnh

mẽ ngay chính tại nơi nó được sinh ra.

Trong những người chị đã gặp gỡ, nhân

vật nào để lại ấn tượng sâu sắc?

Người đầu tiên tôi muốn nhắc tới là

anh Trần Văn Dũng, người đã đưa võ Nhất

Nam hồi sinh trên chính quê hương của

môn võ này. Ban đầu, anh Dũng luyện

võ để nâng cao sức khỏe. Nhưng sau khi

biết võ Nhất Nam có cội nguồn từ chính

quê hương mình, anh Dũng bắt đầu chiêu

sinh và thành lập các CLB võ Nhất Nam

ở Thanh Hoá, không thu bất kì khoản phí

nào. Sau năm năm xây dựng và phát triển

võ Nhất Nam tại xứ Thanh, anh Dũng đã

thành lập hơn 10 CLB thu hút hàng ngàn

võ sinh tham gia. Các võ sinh sau khi rèn

luyện ở CLB đạt tới trình độ nhất định đã

tỏa về các địa phương để truyền dạy, giúp

võ Nhất Nam ngày càng phát triển. Người

thứ hai là võ sinh Phan Văn Mạnh. Sau

bao ngày khổ luyện, Mạnh đã trở về quê,

mở CLB tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu

Hóa để dạy võ cho các em học sinh trong

xã. Lúc đầu, đường qua làng chưa có

cầu phao, Mạnh phải tự chèo đò, ngược

sông truyền dạy võ thuật cho các em.

Mạnh quan niệm, võ thuật không phải

là bạo lực mà là con đường dẫn đến sự

hoàn thiện, là đạo tu thân. Dù từ nhà đến

nơi dạy võ rất xa nhưng với tâm huyết

và niềm đam mê thôi thúc muốn truyền

dạy môn võ cổ truyền, những bạn trẻ như

Mạnh đã góp phần làm hồi sinh môn võ

Việt cổ - Nhất Nam.

Phải chăng, việc thành lập các câu

lạc bộ võ không chỉ giúp hồi sinh mà còn

giúp môn võ Nhất Nam phát triển sâu

rộng ra cả nước?

Đúng vậy. Những ngày làm phim, thời

tiết không thuận lợi nhưng chính điều đó

đã giúp chúng tôi thấy rõ sự tâm huyết của

các võ sư với môn võ này. Họ không ngại

khó khăn để mang môn

võ đến với mọi lứa tuổi.

Từ lớp võ dưỡng sinh

cho những người cao

tuổi đến các em nhỏ vài ba tuổi. Chúng

tôi đã được tận mắt thấy, các bà các cô hễ

cứ ngưng việc nhà là rủ nhau ra sân tập

võ để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, nhiều

trường học như Trường tiểu học Hoằng

Hóa, Thanh Hóa còn đưa võ Nhất Nam

vào giảng dạy trong tiết học thể dục cho

hơn 400 học sinh. Các em nhỏ đều nghiêm

túc và hăng say luyện tập môn võ độc đáo,

mang đậm bản sắc dân tộc này.

Ngoài việc dạy võ để giữ gìn truyền

thống, CLB võ Nhất Nam ở nhiều nơi đã

trở thành ngôi nhà chung của các võ sinh

tạo thành tập thể đoàn kết, yêu thương

đùm bọc lẫn nhau, quan tâm đến cộng

đồng xã hội bằng các chương trình thiện

nguyện như quyên góp ủng hộ đồng bào

bị thiên tai, trao quà cho trẻ em nghèo, mồ

côi tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Rõ

ràng, sự phục hồi của võ Nhất Nam không

chỉ do một vài cá nhân tạo nên mà chính

từ sức mạnh của tập thể với những người

đam mê võ học và quý trọng di sản của

cha ông để lại.

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Yến Trang (

Thực hiện)

BTV Nguyễn Vân

Võ sinh Phan Văn Mạnh