Previous Page  46 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 92 Next Page
Page Background

chính thống nên khi phát trực tiếp trên

Facebook, các kênh này vẫn thu hút được

lượng lớn khán giả vốn chỉ có thời gian

dành cho Internet.

Trong xu thế đó, VTV đã nhanh

chóng triển khai Facebook at work trong

công việc song song với việc khai thác,

tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Là

người thờ ơ với Facebook nhưng đầu

tháng 9 vừa qua, nhà báo Quang Minh,

Phó trưởng Ban Thời sự, Đài THVN đã

quyết định “xuất hiện” trên Facebook

trong một video “quảng cáo” cho page

Thời sự VTV trên Facebook. Video đã

thu hút gần 300.000 lượt người xem

chỉ trong một ngày. Mới đây nhất, Lễ

trao giải

VTV Awards 2016

cũng được

livestream trên Facebook, thu hút hàng

trăm nghìn lượt người xem với hơn 4.000

bình luận.

Vậy câu hỏi đặt ra với những người

làm truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng là video

trực tiếp trên mạng xã hội có thể thay thế truyền hình truyền

thống hay không? Có thể khẳng định rằng, điều đó rất khó

thành hiện thực bởi độc giả vẫn cần thông tin chất lượng, độ

chính xác cao và nhận định nhiều chiều. Đây là những yếu

tố mà những đoạn video trực tiếp không thể có, đôi khi vô

thưởng vô phạt. Mặt khác, thông tin là thứ dữ liệu đã được

qua xử lí bởi mỗi người tham gia vào hoạt động truyền thông.

Cao hơn nữa là nhu cầu thông tin tri thức, thông tin phải làm

giàu nội dung và cần xuất hiện đúng ngữ cảnh, thời điểm. Đây

là việc của những cơ quan báo chí uy tín, không Facebook

nào có thể thay thế, cạnh tranh. Bởi vậy, sẽ không có chuyện

Facebook hay You Tube, Twitter có thể khiến người dân bỏ

xem TV hay ngừng đọc báo mỗi ngày.

Tuy nhiên, dù Facebook Live hay livestream nói chung

chưa đủ sức và không thể cạnh tranh với truyền thông đại

chúng thì cuộc chiến phát sóng trực tiếp sẽ ngày càng cam

go khi ngày càng nhiều công ty sở hữu nền tảng mạng xã hội

nhảy vào cuộc. Để đối phó với những đối thủ đáng gờm này,

không còn cách nào khác, các đài truyền hình buộc phải thay

đổi, phải bắt kịp công nghệ hiện đại để có thể đáp ứng nhu

cầu đa dạng của mọi đối tượng khán giả.

Yến Trang

Ảnh:

Hải Hưng

46

VTV

Phía sau

Màn hình

Facebook có...

(Tiếp theo trang 45 )

T

rong một nghiên cứu của Trung

tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho

biết, 70% người trưởng thành nhận

tin tức từ điện thoại di động và hai

phần ba trong số đó cho biết, họ nhận

được tin tức từ chính những người

thân trong gia đình, bạn bè thông qua

phương tiện truyền thông xã hội. Và

tất nhiên chúng ta thường tin vào bạn

bè, người thân hơn là những quảng

cáo trên các phương tiện truyền

thông truyền thống.

Tính năng Facebook

Live cho phép mỗi người

có thể thực hiện vai trò

như một đài truyền hình

thu nhỏ và chúng ta lập tức

có hơn 1 tỉ “đài truyền hình”,

đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến

truyền hình truyền thống. Nhưng ảnh

hưởng đến mức độ nào mới là câu

chuyện cần bàn. Theo tôi, khi chúng ta

có quá nhiều lựa chọn thông tin thì mọi

người có xu hướng lựa chọn nguồn tin

chính thống, tin cậy, hấp dẫn, có giá

trị lợi ích thiết thực... vai trò này của

các đài truyền hình uy tín là không thể

thay thế.

Video là nội dung mang tính xu

thế và giờ đây là live video. Với tính

năng live, facebook trở thành “đài

truyền hình” lớn nhất thế giới nhưng

không sở hữu bất cứ bản quyền nội

dung, không quyết định được nội

dung gì sẽ thực hiện và lên sóng. Về

bản chất, họ mới chỉ đóng vai trò của

đơn vị phân phối nội dung (một trong

những chức năng của một đài truyền

hình chuyên nghiệp). Nhìn ở góc độ

tích cực, hãy tưởng tượng Facebook

đang giúp chúng ta có cơ hội để tiếp

cận hơn 1 tỉ người dùng, với những

phần còn lại của thế giới. Hôm

nay, ta có thể trực tiếp trên

Facebook, thậm chí có

thể thực hiện trực tiếp

với You Tube rất hiệu

quả. Thay vì suy nghĩ

tiêu cực việc Facebook

lấy mất thị phần của

chúng ta, hãy suy nghĩ

đến việc sản xuất ra những

sản phẩm nội dung hấp dẫn hơn,

thấu hiểu khán giả hơn, mang tới cho

họ sự bình đẳng về việc tiếp cận thông

tin. Chừng nào khán giả còn đặt niềm

tin và tình yêu vào cơ quan truyền

thông thì chúng ta còn có thể giữ được

sự trung thành của họ. Chúng ta không

thể từ chối cạnh tranh mà phải chấp

nhận thay đổi liên tục, làm mới và sáng

tạo không ngừng khẳng định thương

hiệu, đẳng cấp ở vị trí số 1 về cung cấp

nội dung tiếng Việt. Rõ ràng, chúng ta

hoàn toàn có lợi thế để làm được việc

này, vậy thì có cần phải quá lo lắng?

H.My

Nhà báo Nguyễn Đăng Bền - Ban Khoa giáo, Đài THVN

Hội thảo Tương tác với khán giả truyền hình

trong khuôn khổ LHTHTQ 35