45
trực tiếp 10 trận giải bóng bầu dục nhà
nghề Mỹ (NFL) với giá 10 triệu USD.
Kết quả này cũng cho thấy, truyền hình
đang mất dần thế độc quyền đối với
truyền hình trực tiếp. Theo nhận định
của nhiều chuyên gia, các mạng xã hội
đang tấn công miếng bánh truyền hình ở
các thị trường riêng biệt. Chẳng hạn tại
Mỹ, việc giành quyền phát sóng các trận
bóng bầu dục của NFL sẽ giúp người
dùng không cần rời mắt khỏi mạng xã
hội để xem bóng đá hay bóng bầu dục ở
những kênh truyền hình nữa. Ngoài việc
thưởng thức các trận bóng, họ còn có thể
tham gia bình luận cùng với hàng nghìn,
thậm chí hàng trăm triệu người khác có
cùng sở thích ở khắp nơi trên thế giới.
Truyền hình truyền thống trước sự
xâm lấn của “truyền hình bỏ túi”
Theo phóng viên Lê Tuyển, thường
trú Đài THVN tại Mỹ, việc cung cấp
nội dung, hình ảnh không còn là độc
quyền của các hãng tin và đài truyền
hình. Đó là thách thức lớn đối với ngành
truyền hình truyền thống trong bối cảnh
kỉ nguyên số. Tuy nhiên, còn quá sớm
để đo đếm ảnh hưởng cụ thể của tính
năng livestream trên Facebook tới ngành
truyền hình, bởi Facebook mới chỉ mở
tính năng này cho người dùng trong vài
tháng trở lại đây. Cách đối phó mà các
kênh truyền hình đang làm là tận dụng
nguồn tài nguyên của Facebook. Nhiều
kênh truyền hình như: ABC, Sky News,
CNN đã liên tục phát sự kiện nóng lên
Facebook. Rõ ràng, truyền hình vẫn có
nhiều lợi thế về mặt tổ chức, thông tin
Chương trình VTV Awads được thực hiện live trên Facebook
Chương trình Bữa trưa vui vẻ của kênh vtv6 thường xuyên
sử dụng tính năng live trên Facebook
VTV
nói chung và VTV24
nói riêng có rất nhiều
chương trình tốt đã phát trên TV. Tuy
nhiên, không phải tất cả mọi khán
giả đều có thể xem, có thể họ đang
ở những nơi sóng truyền hình không
vươn tới được, có thể là các bạn sinh
viên đang ở kí túc, phòng trọ; những
hành khách đang di chuyển và cả khán
giả Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới
hoặc những người ở nước ngoài muốn
tìm hiểu về Việt Nam. Facebook Live
giải quyết được tất cả những
điều đó. Chỉ cần có Internet
tốc độ đủ nhanh và một
cái điện thoại thông minh
không quá đắt tiền là mọi
người đều có thể xem được
các chương trình của VTV.
Không những truyền
trực tiếp mà video đó còn được
Facebook lưu giữ lại. Ai chưa kịp
xem, hoặc xem dở đều có thể mở xem
lại. Facebook Livestream còn giúp
khán giả có thể tương tác trực tiếp,
bình luận ngay lập tức và đưa ra ý kiến
về các chương trình đang xem, cái này
tiện lợi hơn rất nhiều cho khán giả và
cũng là công cụ tốt để VTV hoàn thiện
hơn các chương trình của mình, góp
phần phục vụ khán giả tốt hơn. Việc
livestream trên Facebook cũng góp
phần quảng bá mạnh các chương trình
của VTV. Bên cạnh đó, với vai trò như
một công cụ truyền thông, một nền
tảng để truyền tải nội dung thì các tài
khoản Facebook trực thuộc VTV đều
có thể THTT các sự kiện, nội dung
phù hợp chứ không chỉ là THTT lại
các bản tin truyền hình.
Khi mọi người trên thế giới có kết
nối Internet và một số nền tảng hỗ trợ,
giá thành để THTT một sự kiện giảm
xuống rất nhiều. Rõ ràng, đó là một
thách thức rất lớn cho các đài truyền
hình. Ví dụ, có một điểm nóng, một vụ
tai nạn, một cơn bão... người dân tại
hiện trường có thể ngay lập tức truyền
trực tiếp, các đài truyền hình
đợi để triển khai được tới
hiện trường thì chậm
hơn rất nhiều. Ngoài
ra, các bạn trẻ, những
tổ chức sự kiện cũng
có thể nhờ công cụ
truyền trực tiếp này để
lan tỏa nội dung… Điểm
yếu của các đối tượng ngoài
đài truyền hình là tư duy về hình ảnh,
cách sắp xếp đạo diễn chưa tốt, và sự
ảnh hưởng chưa thể bằng đài truyền
hình. Tuy nhiên, cùng với thời gian
khoảng cách này có thể bị xóa bỏ.
Cách để các đài truyền hình duy trì vị
thế là đầu tư vào online, chiếm lĩnh
không gian online, xây dựng các tài
khoản Facebook uy tín có lượng người
đăng kí theo dõi cao, đầu tư vào các
thiết bị máy quay chuyên dụng, bàn
đạo diễn hiện trường nhỏ gọn hiện đại,
sản xuất nội dung phù hợp online để
thu hút khán giả.
H.Y
Nhà báo Nguyễn Quang Sáng - Trưởng đại diện VTV24
tại TP. HCM, phụ trách VTV24 Online
(Xem tiếp trang 46)
Hải yến