19
và từ đó lột tả được con người thật của
nhân vật. Đó là cảm nhận của khán giả,
thế còn nhân vật này trong thực tế?
Awei, theo đại từ nhân xưng tiếng
dân tộc Raiglay là “Mẹ”. Nhân vật chính
xưng Mẹ với chúng tôi để kể chuyện cho
thấy sự gần gũi, thân thiết và chân tình
trước ống kính máy quay. Tên thật của
Awei là Ka Tơ Thị Ném. Bà bị chồng bỏ
đi theo người khác nên xuống vùng lòng
hồ dựng chòi làm rẫy và ở đó một mình.
Mùa khô, khi gia súc chết hết vì nóng và
không có thức ăn, hai vợ chồng người em
về vùng lòng hồ ở cùng với bà để tranh
thủ bắt cá và trồng đậu. Khi mùa mưa
xuống, cỏ đã mọc lại, họ nhận lời đi chăn
gia súc thuê cho người ta hai năm ở cách
xa đó hơn bảy chục cây số nên mang theo
tất cả gia sản đi. Con lợn A Chou là người
bạn thân thiết nhất của Awei nên khi vợ
chồng người em mang nó đi, bà không
thể kìm lòng được...
Ngay từ đầu phim, Awei cố tỏ ra bình
thản với sự đơn độc, bà ấy nói: “Awei
thích sống một mình, chết thì các con
xuống lượm xác đi chôn thôi…”. Cuối
phim, bà nói thật lòng: “Làm sao thức
được hết cả đêm dài? Awei không muốn
chết đâu, muốn sống lâu với con cháu
chứ! Awei nhiều con cháu, nhớ thương
lắm mà…!”
Một vùng đất thiếu vắng bóng đàn
ông, chỉ có đàn bà và trẻ nhỏ. Những
người đàn ông đi tìm kiếm tương lai đã
bỏ đi không trở lại “vùng đất bị nguyền
rủa” – như cách mà những người đàn
bà Raiglay đã gọi tên. Thế nhưng, trong
phim, đó là một vùng đất rất đẹp, thơ
mộng. Chị bị ám ảnh nhất điều gì khi
thực hiện bộ phim tại đây?
Có một sự trong trẻo, hồn nhiên đến kì
lạ trong tâm tư của những cư dân Raiglay
vùng lòng hồ. Họ chờ đợi mà không biết
là mình đang chờ đợi. Họ hi vọng nhưng
cũng không biết là mình đang thầm hi
vọng mà cứ nghĩ rằng mình đành phải
chấp nhận. Chẳng hạn như câu chuyện
về mùa mưa, họ rõ ràng biết lòng hồ là
nơi duy nhất còn chút hơi ẩm để trồng
trọt. Canh tác một cách may rủi, họ mong
mưa, vì mưa sẽ cứu lại mảnh đất khô
hạn của họ suốt ba năm, cứu được đàn
gia súc, cứu được những nương ngô, rẫy
lúa đã khô cằn. Nhưng họ lại “lãng mạn”
đợi chờ những cơn mưa không quá lớn,
những đợt mưa không kéo dài. Vì chỉ như
vậy, nước hồ mới giữ ở lượng vừa đủ,
không dâng lên ngập úng cả nương rẫy
Ông Đỗ Quốc Khánh – Trưởng ban Khoa giáo:
Ba mùa
- bộ phim
tài liệu không chỉ nói chuyện môi trường, biến đổi khí hậu, di dân mà còn
là câu chuyện của văn hoá bản địa. Đó là bộ phim ám ảnh về cái đói, cái
nghèo nhưng không bế tắc mà đầy khát vọng sống và chất thơ. Thú vị nhất là
âm nhạc trong phim hoàn toàn là chất liệu của dân ca Raiglay, là tiếng sáo
trúc du mục hoang hoải, cuốn hút.
Trần Quý – đạo diễn phim
Ba mùa
:
“Phim về những con người dường
như đứng bên lề thế giới văn minh của điện, nước sạch
,
TV, điện thoại... Họ
chỉ có mối quan tâm tới gia đình, tộc người, vùng đất canh tác và miếng ăn
hàng ngày – những thứ hiếm hoi giữa vùng đất khốc liệt, quanh năm nắng
gió. Thế nhưng, cũng chính những con người bất hạnh, thiếu thốn đến cùng
cực đó sẵn sàng nhường chút tài sản ít ỏi còn lại của mình để giúp đỡ những
người thân. Phim không chỉ là câu chuyện về môi trường, biến đổi khí hậu
mà đó là câu chuyện về con người. Đây chính là lí do thôi thúc chúng tôi tìm
đến, ăn, ngủ, sống cùng để cảm và ghi lại cái tình người nồng hậu của họ”.
Ekip sản xuất phim
Ba mùa
Đạo diễn Phan Huyền Thư và những
nhân vật trong phim
Cảnh trong phim
(Xem tiếp trang 20)
Đăng Bền