Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

lên trong góc máy của ông đều có nét đẹp

riêng. Ông coi mình là người ‘‘thư kí” cần

mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đổi thay của

Thủ đô. Xem loạt ảnh về Thủ đô của ông

một cách hệ thống theo thời gian mới thấy

ông khắc họa Hà Nội trọn vẹn trong nhịp

sống thường ngày và trong chiều sâu văn

hóa. Hà Nội không chỉ là những con phố

với mái ngói thâm nâu, là hồ Gươm với

tháp rùa cổ kính..., Hà Nội còn là những

làng ven đô, những di tích lịch sử ghi dấu

những thăng trầm của lịch sử kinh kì. Tác

phẩm Lê Vượng luôn có tố chất riêng,

khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương

thời nào. Ảnh của ông không chỉ ghi lại

một khoảnh khắc mà còn chất chứa rất

nhiều yếu tố hội họa. Một phần bởi năng

khiếu về nghệ thuật thị giác và cũng bởi

ngay từ nhỏ ông đã gắn bó với người chú

ruột - danh họa Lê Phổ nên có ảnh hưởng

lớn. Sau này, ông lần lượt làm quen “bộ

tứ” thế hệ vàng của Mỹ thuật Việt Nam:

Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên,

Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái và tìm cách

“chuyển hóa” được những học hỏi của

mình từ hội họa vào nghệ thuật nhiếp ảnh.

Những năm 30 của thế kỉ 20, với

chiếc máy ảnh, Lê Vượng lang thang

khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, phong

cảnh và kiến trúc của Thủ đô. Từ 1945

đến 1954, ông đi kháng chiến, sống ở

Thanh Hóa, có điều kiện là lại lao vào ghi

chép tư liệu kháng chiến bằng ảnh. Tới

năm 1962, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

thành lập, Lê Vượng là một trong những

cán bộ đầu tiên của Bảo tàng. Nhiệm vụ

của ông là đi chụp ảnh, ghi lại các tư liệu

cần lưu giữ về mỹ thuật, kiến trúc cổ của

Hà Nội và của cả Việt Nam. Trong suốt

những năm công tác tại Bảo tàng Mỹ

thuật Việt Nam, Lê Vượng đã lao động

miệt mài và tạo ra khối lượng tác phẩm

đồ sộ, lưu được hàng vạn cuộn phim tư

liệu. Những tư liệu này được lưu giữ vĩnh

viễn tại Bảo tàng, như là những di sản kí

ức vô giá.

“Chơi” ảnh trên 70 năm, đến năm

2012, NSNA Lê Vượng mới ra một cuốn

sách ảnh mang tên

Những khoảnh khắc

do Picture Art Foundation và NXB Mỹ

thuật xuất bản. Cuốn sách gồm hai phần:

Dặm dài đất nước

Những sắc màu dân

tộc

với khoảng 200 tác phẩm tiêu biểu

không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn

chứa đựng vốn sống và kinh nghiệm tích

lũy của nghệ sĩ bao năm bôn ba khắp mọi

nẻo đường, không biết mệt mỏi, quên

cả tuổi già để theo đuổi sự nghiệp. Nói

về NSNA Lê Vượng, nhà văn hóa Hữu

Ngọc cho rằng: “Lê Vượng không chạy

theo trường phái nào cả, ảnh của ông tìm

cái đẹp cổ điển, chân phương, rất gần

hội họa do bố cục, đường nét, màu sắc,

nhất là ảnh phong cảnh. Không chỉ đẹp

mà những bức ảnh của Lê Vượng nhiều

ý nghĩa. Mặc dù, đậm chất lãng mạn

nhưng ảnh của ông lại mang tính chính

xác, nhiều khi mang tính dân tộc học vì

ông chụp cho Viện Bảo tàng Mỹ thuật

hàng vạn phim ảnh làm tư liệu nghiên

cứu”. Còn nhà nhiếp ảnh Quang Phùng,

người từng giành Giải thưởng Bùi Xuân

Phái thì nhận xét: “Lê Vượng chụp ảnh

đã thành tinh”.

Đất nước, con người qua ống kính của

NSNA Lê Vượng rất thuần phác, tự nhiên

không hề gượng ép. Tác phẩm của ông

không có gì đó ồn ào, góc cạnh mà chủ

yếu là sự khám phá. Ông quan niệm sự

khám phá nhỏ cũng là nét thẩm mỹ lớn.

Vì thế, ảnh của NSNA Lê Vượng đã làm

nhiều con tim rung động.

Ngọc Mai