47
trong sạch cho dù họ phải trả giá, bị
chính người thân và chòm xóm miệt
thị, chửi mắng. Tôi nghĩ đó là một câu
chuyện vô cùng ý nghĩa. Bồng - Lý chỉ
là hai con người yêu sông, yêu thiên
nhiên, muốn ở lại mảnh đất mà họ từng
gắn bó. Họ không thể khởi nghĩa, hô
hào, nổi loạn, mà họ biết đánh động
vào ý thức của người dân, nhẹ nhàng
nhưng hiệu quả.
Đạo diễn Hùng Phương có thể
chia sẻ suy nghĩ của anh về cách lựa
chọn diễn viên trong bộ phim này?
Tôi đã chọn diễn viên trong phim
theo hai cách. Ban đầu, lúc đọc xong
kịch bản, trong lúc chỉnh sửa, viết
thêm, tôi đã nghĩ ra các ứng cử viên
của các nhân vật, rồi gửi danh sách
cho Ban Giám đốc và biên tập của
VFC xem trước. Cách thứ hai, lúc sửa
kịch bản cũng suy tính “phá phách”
và tìm ra được điểm sáng của các diễn
viên mình muốn tuyển. Thường thì
tôi muốn diễn viên làm ngược những
vai mà họ đã từng đóng, hoặc cho
hoá trang định hình làm khác đi ngoại
hình bình thường của họ. Tôi thích thử
thách diễn viên và khai thác khả năng
tiềm ẩn của họ.
Đó là lí do Phan Như Thảo đã có
một vai diễn trái ngược hoàn toàn với
nhiều bộ phim trước đây của cô. Đạo
diễn đánh giá về diễn xuất của cô ấy
trong phim này ra sao?
Phan Như Thảo là người mẫu,
Á hậu chuyên đóng vai đẹp, sang trọng
nhưng cô ấy chịu khó, thông minh,
không ngại làm xấu. Thảo chuyên
nghiệp và biết lắng nghe. Có những câu
thoại chưa thuận miệng, Thảo chăm chỉ
tập cho quen, rồi tập thao tác bơi xuồng.
Các bạn xem phim sẽ thấy một cô Bồng
thuần thục, dân dã, chèo xuồng suốt trên
dòng nước chảy như cắt ở sông Cần
Thơ, Châu Đốc, Vĩnh Long. Thảo nghỉ
trưa không cần lên bờ, ăn trên xuồng và
nghỉ trên xuồng, úp nón lá nghỉ 20 phút
là làm việc tiếp. Tôi thấy mình đã không
lựa chọn nhầm! (cười).
Tôi không quơ
cào bằng mọi giá
Phim điện ảnh dường như vẫn
còn là mảnh đất bí ẩn mà đạo diễn
Hùng Phương chưa thực sự dấn thân
khai phá. Anh có nghĩ mình “kém
duyên” với mảng đó?
Trước khi làm phim
Bồng bềnh trên
sông
, tôi đã đi chọn cảnh, tuyển diễn
viên cho phim nhựa, nhưng phải hoãn
lại do diễn viên bận, thời điểm không
tốt. Một phim nhựa vẫn là ao ước của
tôi, nhưng không vì thế mà tôi “nướng”
tiền của nhà sản xuất cho niềm đam mê
của mình. Có lẽ vì vậy mình chỉ chọn
phim nhựa kinh phí thấp mà thôi.
Dòng phim truyền hình
trong mấy năm lại
đây đang dần lấy lại
niềm tin với khán
giả, tuy nhiên, chưa
phim nào tạo được
dư luận xã hội mạnh
mẽ. Anh có thể cho
biết ý kiến của mình
về điều này?
Rõ ràng phim truyền hình những
năm gần đây phát triển mạnh, nhưng
dấu ấn tốt chưa có nhiều, chứ không
phải không có. Do các biên kịch chưa
tập trung cho khâu kịch bản, họ chạy
theo tiến độ, hời hợt, thiếu cọ sát thực
tế. Tất nhiên, cũng có vài sản phẩm
nổi trội, đọng lại trong khán giả,
nhưng không nhiều như từ năm 2008
trở về trước.
Trong 5 năm, đạo diễn Hùng
Phương chỉ nhận hai phim truyền
hình, vì anh kén kịch bản phim hay
còn lí do nào khác? Tiêu chí nhận
phim của anh là gì?
Về mặt kinh tế, 5 năm mà làm hai
phim là không ổn rồi! Nhưng đôi lúc,
nhận kịch bản không hay đâm nản
lòng… Tôi đành chịu sống đơn giản
chờ kịch bản khá, mà kịch bản rất hay
thì khó tới tay mình (cười)! Thật ra tôi
không có tiêu chí gì to tát, loại trừ thể
loại 100% về võ thuật còn thì tôi đều có
thể nhận làm. Nhưng kịch bản đó phải
có điểm tương đồng, gần với suy nghĩ
và trải nghiệm của bản thân. Thù lao
vừa đủ, kịch bản hay là nhận - tôi thích
phim có màu hình sự pha
tâm lí, hoặc có yếu tố liêu
trai, kinh dị, nhưng chưa
gặp. Tuy nhiên, tôi vẫn
luôn có dự án cho công
việc sắp tới.
Vậy anh có thể
chia sẻ về bộ phim sẽ
ra mắt khán giả trong
thời gian tới?
Tôi sắp hoàn thành
một kịch bản phim
truyền hình dài 35
tập viết chung với
nhà văn Nguyễn
Thị Minh Ngọc. Kịch
bản xuất phát từ một
câu chuyện có thật, chắc sẽ được bấm
máy trong thời gian tới đây. Và một
dự án phim điện ảnh đã bị dở dang
năm ngoái sẽ tiếp tục xúc tiến trong
năm nay.
Cảm ơn anh!
Thục Miên
(Thực hiện)
Ảnh:
Nhân vật cung cấp
Cảnh trong phim Bồng bềnh trên sông