43
cảm nhận được thói quen của người
Pháp. Điều đó thực sự mang lại những
trải nghiệm vị giác vô cùng tuyệt vời.
Nếu Hà Nội có 36 phố phường với
lịch sử cả ngàn năm, quy tụ những nghệ
nhân tài năng nhất của nước Việt Nam
qua nhiều thời kì, thì Paris có khu phố cổ
Sain German Des Pres và Saint Michel -
khu vực được mệnh danh là trái tim của
Paris, nơi hội tụ của giới trí thức sinh
viên hiện tại, và xưa kia là trung tâm văn
hóa tinh thần của Paris nói riêng, và cả
nước Pháp, châu Âu nói chung. Ở khu
vực phố cổ này, có những quán cà phê
cổ kính tuổi đời đã mấy trăm năm. Đến
đây, du khách có thể chiêm ngưỡng chiếc
mũ của Napoleon hay bức thư viết tay
của Victor Hugo trong một quán cà phê
tên là Pro Cope. Rất nhiều quán cà phê
khác nữa có câu chuyện và lịch sử thú
vị mà mỗi chỗ bạn ngồi có thể chính là
chỗ mà ngày xưa những đại văn hào, đại
thi hào như: Balzac, La Fontein, Voltare,
Moliere… từng ngồi và làm việc.
Paris còn có một ngọn đồi tên là
Monmart - nơi quy tụ rất nhiều nghệ sĩ,
họa sĩ tài năng khắp nước Pháp. Đến đây
vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, du
khách cũng có thể thưởng thức rất nhiều
các loại hình nghệ thuật biểu diễn đường
phố hoàn toàn miễn phí.
Buổi tối, nếu đi dọc sông Seine, bạn
sẽ bắt gặp nhiều khung cảnh vô cùng nên
thơ, lãng mạn. Đặc biệt là những khu vực
người dân thành phố Paris tập trung để
khiêu vũ, nhảy theo những vũ điệu Latin
nóng bỏng hay những bước đi cổ điển
mềm mại, thanh thoát. Có những tốp bạn
trẻ ngồi bệt ở hai bên bờ sông và thưởng
thức rượu vang, trò chuyện, đàn hát. Một
buổi tối, chúng tôi thử trải nghiệm những
điều này và hiểu vì sao người ta gọi Paris
là thành phố lãng mạn nhất trên thế giới.
Chúng tôi cũng cảm nhận được rằng,
người Paris và người Hà Nội ở hai thủ đô
của hai quốc gia cách xa nhau mấy chục
nghìn cây số khá đồng điệu về tâm hồn
và cách sống.
Trong chuyến đi này, chúng tôi còn
tới bảo tàng Albert Kahn, nơi lưu giữ tới
1.400 bức ảnh tư liệu quý về Việt Nam.
Bảo tàng Albert Kahn mang tên một giám
đốc ngân hàng của thành phố sống vào
giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Ông là người giàu có, ấp ủ khát vọng
thúc đẩy hoà bình hoà hợp các dân tộc
thông qua giao lưu văn hoá, học hỏi lẫn
nhau. Chính vì vậy, trong quãng thời gian
kinh doanh rất thành công của mình, tuy
ông không trực tiếp đến Việt Nam và các
quốc gia xa xôi, nhưng lại cử nhiều người
đi khắp thế giới để chụp ảnh, sưu tầm tư
liệu về các quốc gia, các dân tộc. Thời
điểm phái đoàn mà Albert Kahn cử đến
Việt Nam là năm 1914. Họ đã nghiêm túc
dành thời gian ghi lại hơn 1.000 bức ảnh,
video về văn hoá con người Việt Nam và
lưu giữ nguyên vẹn cho đến tận bây giờ.
Chúng tôi mong muốn kết nối bảo tàng
Albert Kahn với những bảo tàng và các
địa phương trong nước, hi vọng trong
tương lai gần sẽ có những cuộc triểm lãm
hơn 1.000 bức ảnh và tư liệu này ở Việt
Nam. Tôi tin rằng, khi việc kết nối thành
hiện thực, sẽ có rất nhiều người quan tâm
và muốn tìm hiểu về những tư liệu quý
giá này. Họ sẽ ngỡ ngàng và sửng sốt
về sự chân thành và tình yêu mà những
người làm văn hóa ở Pháp đã dành cho
Việt Nam cách đây hơn 100 năm.
Nguyên Trang
(Ghi)
Ảnh:
Nhân vật cung cấp
Khuôn viên bảo tàng Albert Kahn
Cafe Procope - 1 trong 2 quán cafe lâu đời nhất Paris
Hiệu bánh Macaron
nổi tiếng nhất nhì Paris
Quay 1 bữa cơm Việt Nam ở nhà du học sinh tại Lyon