Previous Page  90 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 90 / 92 Next Page
Page Background

90

S

ắt không phải là một vi chất

dinh dưỡng xa lạ trong cuộc

sống thường ngày. Mặc dù hiện

diện trong cơ thể với một lượng

rất nhỏ, nhưng sắt rất cần thiết cho sự

sống của cơ thể. Sắt tham gia vào quá

trình tổng hợp hồng cầu, có vai trò trong

việc vận chuyển oxy đến các tế bào,

đảm bảo quá trình nuôi sống cơ thể. Sắt

cũng có nhiệm vụ vô hiệu hóa một số

thành phần lạ xâm nhập từ bên ngoài

vào cơ thể, tham gia tổng hợp các

hoocmon và giữ gìn khả năng miễn

dịch, là thành phần quan trọng cho quy

trình hình thành nhiều loại men liên

quan đến hệ thống xương khớp và

bắp thịt…

Sắt cần thiết cho tất cả mọi người,

riêng đối với trẻ em, sắt lại càng quan

trọng. Đây là đối tượng dễ bị thiếu sắt

nhất do nhu cầu tăng cao: ở trẻ còn bú

mẹ, nhu cầu sắt tăng gấp 7 lần so với

người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.

Ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, thể tích não

trẻ phát triển đến 85% và tăng 1g trọng

lượng mỗi ngày. Với tốc độ phát triển

này, các vi chất dinh dưỡng cần thiết như

sắt là tối quan trọng để tạo thuận lợi cho

sự tăng trưởng về thể chất và trí tuệ.

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ đôi khi bị bỏ

qua, hoặc lầm tưởng sang triệu chứng

của một căn bệnh nào đó. Điều này chỉ

được phát hiện khi trẻ được gia đình đưa

đi xét nghiệm khi triệu chứng đã trở nên

trầm trọng. Thông thường, định lượng

huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong

100ml máu là bé đã bị thiếu máu do

thiếu sắt. Các bà mẹ cần lưu ý những

hiện tượng thiếu sắt ở trẻ như: cơ thể

mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do thiếu

ôxy não, cơ bắp yếu, giảm tập trung

chú ý, cáu gắt, căng thẳng, nhức đầu,

chán ăn, dễ bị stress và nhiễm khuẩn,

xanh xao, nứt khóe miệng, da khô, tóc

và móng dễ gãy, trẻ kém chơi… Thiếu

sắt lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu dinh

dưỡng, gây nên tình trạng thiếu ôxy ở

các mô, đặc biệt là ở một số cơ quan như

tim, não, ảnh hưởng tới các hoạt động

cần thiết của cơ thể. Riêng ở trẻ dưới

một tuổi, thiếu sắt có thể làm suy giảm

phát triển não.

Phòng chống thiếu vi chất sắt chủ

động và an toàn nhất vẫn là bổ sung

thông qua nguồn thực phẩm trong từng

bữa ăn. Các nhà dinh dưỡng đã khuyến

cáo, bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều

loại thực phẩm và thường xuyên thay

đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn

bổ sung (ăn dặm). Các thực phẩm giàu

sắt có thể kể đến như: thịt bò, gan lợn,

trứng gà, cua biển, cá chép, cá trê, mực

tươi, đậu nành, đậu xanh, rau ngót… Ở

trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, sữa mẹ

là thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả nhất

với nguồn sắt dồi dào và dễ hấp thu nhất.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học,

hợp lí, các bà mẹ cũng có thể bổ sung

thêm sắt cho trẻ bằng những chế phẩm

chứa sắt an toàn, đã qua kiểm nghiệm.

Dung dịch uống giọt Maltofer là

một chế phẩm chứa sắt để dự phòng và

điều trị thiếu sắt tiềm ẩn và thiếu máu

do thiếu sắt. Sắt trong dung dịch uống

giọt Maltofer ở dưới dạng phức hợp

Sắt (III) - Hydroxide Polymaltose, các

phân tử riêng lẻ được gắn vào một phân

tử Polymer carbohydrate (polymatose).

Cấu trúc của phức hợp Sắt (III) tương tự

như của Ferritin - một protein dự trữ sắt

có trong cơ thể. Do sự giống nhau này,

sắt được hấp thu theo cơ chế chủ động,

chọn lọc theo nhu cầu cơ thể không gây

thừa sắt, không ảnh hưởng đến dạ dày

hay gây ra bất kì tổn thương nào ở hệ

tiêu hóa của trẻ, ít gây táo bón và không

tương tác với thức ăn. Dung dịch có vị

Socola dễ uống, không có vị tanh, không

gây buồn nôn. Maltofer là sự lựa chọn

thông minh cho những bà mẹ cần bổ

sung sắt cho trẻ nhỏ một cách an toàn,

hiệu quả.

Mỹ Quy

Đừng để trẻ

gầy yếu vì

thiếu hiểu biết

Những năm đầu đời được ví như

“giai đoạn vàng” có vai trò quan

trọng trong việc giúp trẻ phát

triển toàn diện về thể chất và

trí tuệ sau này. Bên cạnh việc áp

dụng một chế độ dinh dưỡng

khoa học thì bổ sung những vi

chất thiết yếu như sắt là vô

cùng cần thiết cho việc hỗ trợ

quá trình phát triển của trẻ.

VTV

Sống

khỏe