Previous Page  84 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 84 / 92 Next Page
Page Background

84

Kĩ năng sinh tồn bẩm sinh ở trẻ

Kĩ năng sinh tồn dưới nước là món

quà kì diệu mà các sinh linh bé bỏng

được tạo hoá ban tặng. Đó là cơ chế tự

phòng vệ của cơ thể trong môi trường

nước - đặc trưng chung của các động vật

thuộc lớp thú do quá trình thai nghén.

Kĩ năng này chỉ tồn tại từ khi trẻ sinh

ra cho tới khi 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh

được thả vào nước sẽ ngay lập tức nín

thở, tự động giảm nhịp tim và tốc độ

tuần hoàn máu. Lúc này, nhịp tim của bé

chỉ còn ở mức 20%, cửa hầu đóng lại,

nước lọt vào đường hô hấp lập tức được

chuyển hướng qua cuống họng xuống

bụng. Oxy được sử dụng ở mức tối thiểu

để duy trì hoạt động của tim và phổi. Ở

trẻ sơ sinh, phản ứng bơi lặn này là cơ

chế bảo vệ cơ thể hết sức tự nhiên.

Mặc dù, bẩm sinh trẻ có kĩ năng sinh

tồn dưới nước, thế nhưng hiện nay, đuối

nước lại đang là nguyên nhân hàng đầu

dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ. Đuối nước là

nguyên nhân thứ 3 trong số các nguyên

nhân gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi tại

Anh quốc. Là nguyên nhân hàng đầu

dẫn tới tử vong cho trẻ em ở Việt Nam.

Sự tồn tại của nghịch lí này là do trẻ

đã đánh mất kĩ năng sinh tồn do không

được thường xuyên tiếp xúc với nước,

dẫn tới hình thành chứng sợ nước và lớn

dần theo tuổi của bé. Giống như các kĩ

năng khác, kĩ năng sinh tồn dưới nước

có thể được duy trì, tái tạo và phục hồi

nếu bé được học bơi sớm và đúng cách

trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.

Học bơi sớm mang tới cho trẻ nhiều

tác dụng tuyệt vời như: khơi gợi, duy trì,

tái tạo kĩ năng sinh tồn dưới nước. Bé

sẽ biết bơi lặn, nín thở dưới nước, ngóc

đầu lên thở để không bị sặc nước, cảm

thấy tự tin, thoải mái và mở mắt quan

sát di chuyển dưới nước đến nơi an toàn

có người lớn. Học bơi giúp bé phát triển

thể chất, tăng cường hoạt động của tim

và phổi, do đó kích thích phát triển não

bộ, bao gồm phát triển toàn diện cả 5

giác quan: khứu giác, vị giác, xúc giác,

thị giác và thính giác. Việc học bơi 30

phút mỗi ngày có thể đốt cháy tới 300

calories, ở trong môi trường nước giúp

bé cải thiện kĩ năng phối hợp và giữ

thăng bằng. Một nghiên cứu vào năm

2009 của Đại học Khoa học và Công

nghệ Na Uy cho thấy: trẻ học bơi sớm

có thể giữ thăng bằng tốt hơn và phản xạ

lấy đồ vật nhanh hơn. Nỗ lực để nổi và

chịu áp lực nước giúp trẻ được luyện tập,

tăng cường sức mạnh cơ bắp, hiệu quả

hơn so với việc luyện tập cơ bắp trên cạn.

Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy,

trẻ em học bơi sớm sẽ biết bò muộn hơn

nhưng biết đi sớm hơn trẻ em không học

bơi, nhờ vào sự kiểm soát tốt hệ cơ bắp.

Ngoài ra, làn nước ấm giúp cơ thể bé thả

lỏng, thư giãn và tăng cảm giác thèm ăn.

Một lợi ích khác ở việc cho bé học bơi

là tăng sự tự tin và độc lập ở trẻ. Trẻ tiếp

xúc sớm với nước sẽ không hình thành

phản xạ sợ nước. Các bài tập bao gồm

việc di chuyển dưới nước và bám vào

thành bể là những bài tập hoàn hảo cho

sự độc lập và tự tin ở trẻ.

Ở Việt Nam đã có những trung tâm

dạy bơi cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Có nên cho trẻ

học bơi từ sớm?

Theo Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, với 3.500 - 4.000 trẻ em

chết đuối mỗi năm, Việt Nam là

nước có tỉ lệ tử vong do đuối

nước cao nhất khu vực và cao

gấp 10 lần các nước phát triển.

Vì vậy, trang bị kĩ năng bơi dưới

nước cho trẻ càng sớm càng

tốt. vậy Lứatuổi nào có thể cho

trẻ học bơi là tốt nhất? Theo

khoa học, trẻ có thể học bơi

ngay từ lúc mới ra đời.

Nguồn ảnh:

http-clube.nautico.edu

VTV

nhỏ

to