22
VTV
Văn hóa
Giải trí
Làm xong rồi… cất kho
Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á
sản xuất phim hoạt hình, vào những năm
60 - 70 thế kỉ trước, phim hoạt hình Việt
phát triển mạnh hàng đầu khu vực, thậm
chí là cả châu Á. Phim hoạt hình Việt đã
từng “chinh chiến” ở rất nhiều liên hoan
phim quốc tế và đem về không ít những
giải thưởng danh giá. Hơn nửa thế kỉ trôi
qua, phim hoạt hình Việt đã mất hoàn toàn
vị thế của mình không chỉ ở trên trường
quốc tế mà ở ngay trên sân nhà. Khán giả
Việt luôn ưu ái phim Việt, nhưng đối với
phim hoạt hình, thậm chí còn không có để
mà ưu ái. Hiện nay, cả nước có hai đơn vị
nhà nước chuyên sản xuất phim hoạt hình
là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và
Xưởng sản xuất phim hoạt hình thuộc
Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài
THVN Việt Nam (VFC). Tư nhân có hai
hãng là B&C Areka và Dolfilm nhưng trẻ
em Việt vẫn không biết xem phim hoạt
hình Việt ở đâu. Mỗi năm, Hãng phim
hoạt hình Việt Nam sản xuất khoảng
12 - 15 phim theo đơn đặt hàng của nhà
nước với đề tài giáo dục hoặc lịch sử, chủ
yếu để công chiếu vào những ngày lễ,
đem đi tranh giải và sau đó… cất vào kho.
Năm 2010, nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng
Long, tác phẩm 3D
Người con của rồng
do hãng phim Hội Điện ảnh thực hiện với
kinh phí lên tới vài tỉ đồng đã nhận được
rất nhiều phản hồi tích cực từ phía công
chúng, thế nhưng cũng chỉ được xuất hiện
vài lần trên sóng truyền hình. Lí giải về
vấn đề này, các nhà làm phim cho rằng,
nhà nước bỏ tiền đầu tư thì chỉ có nhà
nước mới có quyền phát hành. Cho dù
phim có tốt đến đâu thì đạo diễn cũng
không có quyền phát tán trên mạng vì lí
do bản quyền. Mà đã là ngân sách nhà
nước thì “lo gì lỗ”.
Việt Nam không thiếu những phim
hoạt hình ấn tượng như:
Cuộc phiêu lưu
của ong vàng, Dưới bóng cây, Người con
của rồng, Xin chào bút chì, Cô bé bán
diêm, Giấc mơ của ếch xanh, Quyết định
lịch sử
… Thế nhưng, nói như NSND
Phim hoạt hình Việt
Thua ngay trên sân nhà
Trong khi hàng loạt
những bộ phim hoạt hình
nước ngoài “oanh tạc” các
rạp chiếu của Việt Nam thì
phim hoạt hình Việt từ lâu
đã đứng ngoài cuộc đua.
Không chỉ ở thị phần phim
chiếu rạp, các kênh truyền
hình cũng hờ hững với thể
loại này. Trẻ em Việt Nam
ngày càng trở nên xa lạ với
phim hoạt hình Việt, mặc
dù hàng năm chúng ta vẫn
cho ra lò vài chục bộ phim,
nhưng lại hiếm khi đến được
với các khán giả nhí.
Phim Dưới bóng cây