Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

Hà Bắc: “Chúng ta quá kém về khâu

quảng bá. Trong thời đại bùng nổ

Internet, mạng xã hội, công nghệ số

như hiện nay, hoạt hình cũng phải được

giới thiệu, quảng bá thì mọi người mới

biết đến. Việc phát hành còn phải phụ

thuộc vào hệ thống quản lí, đôi khi còn

rất quan liêu, nên nhiều nghệ sĩ thường

không

hết mình”.

Cần đổi mới toàn diện

Sẽ là khập khiễng khi so sánh phim

hoạt hình Việt với các phim của nước

ngoài, thế nhưng, ít nhất phim Việt cũng

phải đứng được trên sân nhà. Thái Lan,

Malaysia, Phillipine dù đi sau chúng ta

nhưng họ đã làm được điều đó, thậm chí

còn có phim chiếu trên kênh truyền hình

Cartoon Network. Việt Nam không thiếu

những tài năng, bộ phim

My Home

của

đạo diễn trẻ Nguyễn Phương Mai đã lọt

vào danh sách đề cử rút gọn

Phim hoạt

hình ngắn xuất sắc nhất

của giải Oscar

2016. Nội dung phim kể về nhân vật

Hugo. Cuộc sống của Hugo thay đổi khi

cậu bé phát hiện trong nhà không chỉ có

mẹ và mình mà còn có thêm một người

đàn ông kì lạ mang hình dáng nửa người,

nửa chim. Sự xuất hiện của người đàn

ông đó khiến Hugo vừa tò mò vừa sợ

hãi. Hugo nhận thấy nhiều thứ trở nên

khác lạ và xấu xí hơn.

Cô bé bán diêm,

bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên của Việt

Nam, được thực hiện bởi những bạn trẻ

Phim Quyết định lịch sử

Phim Người con của rồng

Phim Cô bé bán diêm

Cuộc phiêu lưu

của ong vàng

chưa từng được đào tạo về công nghệ làm

phim hoạt hình 3D. Bộ phim là sản phẩm

của quá trình nghiên cứu trên Internet

và tài liệu nước ngoài. Có thể nói, Việt

Nam hiện nay đang có một nguồn nhân

lực làm phim hoạt hình trẻ, năng động,

tài năng không thua kém gì thế giới, thậm

chí họ còn chính là những người góp sức

cho sự thành công của nhiều bộ phim

hoạt hình nổi tiếng thế giới như: Huy

Nguyễn, Quân Trần, John Trương, Dennis

Dương…, nhưng muốn phim hoạt hình

Việt phát triển được thì cần phải có sự

thay đổi toàn diện.

Nhiều năm qua, phim hoạt hình Việt

vẫn chưa thoát khỏi lối làm phim cũ kĩ,

thiếu sự đầu tư cả về kĩ thuật lẫn nội

dung. Không cân bằng được yếu tố giáo

dục và giải trí nên rất khô khan, cứng

nhắc, không phù hợp với thị hiếu của các

em nhỏ. Giải pháp được nhiều chuyên

gia “gợi ý” để mở đường cho phim hoạt

hình Việt chính là xã hội hóa, cổ phần hóa

với mục tiêu nâng cao nguồn kinh phí và

đáp ứng được nhu cầu khán giả, mục đích

kinh doanh và thu lợi nhuận. Khi bài toán

kinh tế được đặt lên hàng đầu, chắc chắn

các nhà sản xuất sẽ biết cách làm thế nào

để phim của mình đến được với khán giả

một cách hiệu quả nhất.

Bảo Anh

Nguồn ảnh:

Youtube.com